Chị Tư bán bún mắm
Chợ nổi Cái Răng
Hệ thống sông nước miền Tây đã sản sinh ra vô số chợ nổi - từ Cái Bè đến Long Xuyên, từ Cái Răng qua Phong Điền trôi xuống Ngã Bảy Phụng Hiệp… Bao nhiêu chợ mà tôi vừa kể đã mê hoặc không biết bao nhiêu du khách trong và ngoài nước. Họ tìm đến để ngắm nghía chụp hình, để mê mải khám phá cây trái miệt vườn đến không thôi. Vậy mà chợ nổi còn có một điều thú vị khác mà du khách rất dễ bỏ qua – hàng rong trên sông !
Hãy thử ghé chợ nổi Cái Răng khi bình minh vừa ửng. Ghe của du khách vừa trờ mũi đã thấy vô số mũi ghe tam bản khác từ tứ phía… lao vun vút tới. Cùng lúc là bao nhiêu thanh âm ập đến: Bánh bao nóng hổi vừa thổi vừa ăn nè ! Bánh mì, bánh mì Sài Gòn, bánh mì nóng giòn đê ! Ông khách đứng tuổi cắc cớ hỏi: “Ê nhỏ, sao ở Cần Thơ mà rao bán bánh mì Sài Gòn vậy nè”. Hổng ngờ thằng nhỏ nó nói tỉnh rụi: “Hồi trước con cũng rao bánh mì Cần Thơ, vậy mà con nhỏ Sáu bán vé số cắc cớ chi cứ đệm vô bánh mì Cần Thơ cứng đơ như cây củi nên con mới đổi đó chớ”. Bà Tư lớn tuổi trong đoàn cười hớ hớ rồi bảo: “Thằng quỷ, bán cho tao một ổ, hổng giòn tao trả lại đó”. Chỉ vậy thôi mà rộn ràng cả một khúc sông. Nhìn quanh, nào chỉ có bánh mì, bánh bao. Còn có khoai lang, khoai mì luộc, rồi nào là xôi vò, là chè, cháo, hủ tíu. Mỗi một chiếc xuồng tam bản chòng chành là cả một gian bếp bềnh bồng di động. Cũng hay một điều lắc lư sóng nước vậy mà bếp lửa vẫn đượm cháy, nồi nước lèo không đổ sớt ra ngoài. Và thần sầu nhất là mấy bà, mấy cô bán hủ tíu cắt miếng thịt heo cứ là đều chằn chặn, lại có thêm loại thịt xắt mỏng như tò giấy, gió thổi nhẹ là bay ! Họ bảo để bán cho tô hủ tíu giá một ngàn rưỡi, hai ngàn gì đó.
Cái hay của hàng rong chợ nổi lại còn ở mức giá cả. Bán cho người dân lao dộng ra sao họ cũng bán cho du khách làm vậy. Như chị Tư bán bún mắm ở chợ nổi Cái Răng. Từ năm ngoái đến năm nay chỉ nhứt giá một tô bún 4 ngàn đồng. Cũng bún trắng tinh, rau muống xanh ngắt, nước lèo đỏ hồng màu mắm cá sặt Cà Mau, trên cùng là đúng 3 con tép đất và 2 miếng thịt cá lóc ngọt lừ, điểm tí ớt bằm đỏ thẫm. Khách ăn ngon miệng quá nói chị Tư lấy thêm chén tép và cá lóc ăn chơi, bao nhiêu tiền cứ tính thêm không tính tóan. Hổng ngờ chị Tư lắc đầu từ chối mà rằng: “Tui hổng bán vậy đâu. Để dành cho mấy người ăn sau nữa chớ. Tép, cá, bún bao nhiêu tui phân lượng hết trơn rồi cô ơi”. Khách chưng hửng nhưng rồi chợt hiểu đây mới là cái thú vị dân dã vừa khám phá được nơi này.
Ăn xong tô bún mắm, ngoắc ông chủ ghe cà phê làm một ly cho ấm bụng. Muốn đen có đen, muốn đá có đá. Thường thì họ pha cà phê bằng vợt, họ bảo pha vậy cà phê ra đậm hơn. Lại nghe nói dân thương hồ chợ nổi Cái Răng vốn là dân tứ xứ nên cách ăn, cách uống cũng khác nhau. Chuyện uống cà phê cũng vậy. Tỷ như, tay nào uống cà phê vợt bằng ly xây chừng đích thị dân trong đồng mới ra; cầu kỳ uống cà phê pha phin chắc mẻm chả ở thi trấn, thị tứ gì đó, hổng chừng đất đai của chả gần được hay gần… bị quy hoạch thành phố thị hổng chừng. Lại có khách thương hồ uống cà phê theo kiểu cầm ly xây chừng đổ ra dĩa nhỏ cầm tay rồi… húp ! Nghe nói chỉ mấy ông Huê kiều xứ Long Xuyên hoặc giả Cà Mau uống kiểu đó mà thôi.
Bấy nhiều thôi đã thấy mê mẩn vô cùng chợ nổi miền Tây.
Hệ thống sông nước miền Tây đã sản sinh ra vô số chợ nổi - từ Cái Bè đến Long Xuyên, từ Cái Răng qua Phong Điền trôi xuống Ngã Bảy Phụng Hiệp… Bao nhiêu chợ mà tôi vừa kể đã mê hoặc không biết bao nhiêu du khách trong và ngoài nước. Họ tìm đến để ngắm nghía chụp hình, để mê mải khám phá cây trái miệt vườn đến không thôi. Vậy mà chợ nổi còn có một điều thú vị khác mà du khách rất dễ bỏ qua – hàng rong trên sông !
Hãy thử ghé chợ nổi Cái Răng khi bình minh vừa ửng. Ghe của du khách vừa trờ mũi đã thấy vô số mũi ghe tam bản khác từ tứ phía… lao vun vút tới. Cùng lúc là bao nhiêu thanh âm ập đến: Bánh bao nóng hổi vừa thổi vừa ăn nè ! Bánh mì, bánh mì Sài Gòn, bánh mì nóng giòn đê ! Ông khách đứng tuổi cắc cớ hỏi: “Ê nhỏ, sao ở Cần Thơ mà rao bán bánh mì Sài Gòn vậy nè”. Hổng ngờ thằng nhỏ nó nói tỉnh rụi: “Hồi trước con cũng rao bánh mì Cần Thơ, vậy mà con nhỏ Sáu bán vé số cắc cớ chi cứ đệm vô bánh mì Cần Thơ cứng đơ như cây củi nên con mới đổi đó chớ”. Bà Tư lớn tuổi trong đoàn cười hớ hớ rồi bảo: “Thằng quỷ, bán cho tao một ổ, hổng giòn tao trả lại đó”. Chỉ vậy thôi mà rộn ràng cả một khúc sông. Nhìn quanh, nào chỉ có bánh mì, bánh bao. Còn có khoai lang, khoai mì luộc, rồi nào là xôi vò, là chè, cháo, hủ tíu. Mỗi một chiếc xuồng tam bản chòng chành là cả một gian bếp bềnh bồng di động. Cũng hay một điều lắc lư sóng nước vậy mà bếp lửa vẫn đượm cháy, nồi nước lèo không đổ sớt ra ngoài. Và thần sầu nhất là mấy bà, mấy cô bán hủ tíu cắt miếng thịt heo cứ là đều chằn chặn, lại có thêm loại thịt xắt mỏng như tò giấy, gió thổi nhẹ là bay ! Họ bảo để bán cho tô hủ tíu giá một ngàn rưỡi, hai ngàn gì đó.
Cái hay của hàng rong chợ nổi lại còn ở mức giá cả. Bán cho người dân lao dộng ra sao họ cũng bán cho du khách làm vậy. Như chị Tư bán bún mắm ở chợ nổi Cái Răng. Từ năm ngoái đến năm nay chỉ nhứt giá một tô bún 4 ngàn đồng. Cũng bún trắng tinh, rau muống xanh ngắt, nước lèo đỏ hồng màu mắm cá sặt Cà Mau, trên cùng là đúng 3 con tép đất và 2 miếng thịt cá lóc ngọt lừ, điểm tí ớt bằm đỏ thẫm. Khách ăn ngon miệng quá nói chị Tư lấy thêm chén tép và cá lóc ăn chơi, bao nhiêu tiền cứ tính thêm không tính tóan. Hổng ngờ chị Tư lắc đầu từ chối mà rằng: “Tui hổng bán vậy đâu. Để dành cho mấy người ăn sau nữa chớ. Tép, cá, bún bao nhiêu tui phân lượng hết trơn rồi cô ơi”. Khách chưng hửng nhưng rồi chợt hiểu đây mới là cái thú vị dân dã vừa khám phá được nơi này.
Ăn xong tô bún mắm, ngoắc ông chủ ghe cà phê làm một ly cho ấm bụng. Muốn đen có đen, muốn đá có đá. Thường thì họ pha cà phê bằng vợt, họ bảo pha vậy cà phê ra đậm hơn. Lại nghe nói dân thương hồ chợ nổi Cái Răng vốn là dân tứ xứ nên cách ăn, cách uống cũng khác nhau. Chuyện uống cà phê cũng vậy. Tỷ như, tay nào uống cà phê vợt bằng ly xây chừng đích thị dân trong đồng mới ra; cầu kỳ uống cà phê pha phin chắc mẻm chả ở thi trấn, thị tứ gì đó, hổng chừng đất đai của chả gần được hay gần… bị quy hoạch thành phố thị hổng chừng. Lại có khách thương hồ uống cà phê theo kiểu cầm ly xây chừng đổ ra dĩa nhỏ cầm tay rồi… húp ! Nghe nói chỉ mấy ông Huê kiều xứ Long Xuyên hoặc giả Cà Mau uống kiểu đó mà thôi.
Bấy nhiều thôi đã thấy mê mẩn vô cùng chợ nổi miền Tây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét