Chiều nay S.G kẹt xe kinh khủng. Mà dường như chiều nào cũng vậy thôi. Mọi khi, hai con đường Nguyễn Thượng Hiền và Trương Định luôn là lối thoát cho mình. Nhưng giờ nó cũng đã ken đặc những xe là xe, khói là khói. Đôi khi, đi taxi, ngỡ là có một chút khoảnh khắc ngắn ngủi để ngắm nghía phố xá cây xanh sau khi vừa thoát khỏi những khối bê tông xám xịt. Ấy vậy mà bác tài nào cũng vậy, luôn bắt chuyện với khách chuyện kẹt xe, chuyện đào đường, chuyện xăng lên giá… Công nhận là dân trên này nhiều chuyện dễ sợ. Bỗng giật mình, khi thấy những chuyện tưởng là bực mình đến vậy lại lướt qua thật nhanh với mình. Hội nhập, hay vô cảm, hay thiếu trách nhiệm với… cảm xúc của bản thân ! Chẳng biết nữa !
Ngôi nhà nhỏ trong hẻm đình nầy có một góc ngồi rất dễ thương. Đó là bàn vi tính bên cửa sổ thoảng hương hoa nguyệt quế. Chỉ một cái view nhỏ thôi. Mà cũng đừng mơ mộng phóng ánh mắt về nơi xa xăm. Vì đó sẽ là… dây điện, cột điện, mái nhà, tầng lầu… của một ngõ ngách đặc trưng S.G. Một góc ngồi nhỏ chỉ dành cho một người, một tầm nhìn vừa vặn cho cảm xúc nhỏ xíu cũng của một người luôn. Bởi vậy, đôi khi cả nhà bật cười ha hả khi nghe nhỏ H.G gào lên rất loãng moạn: Ôi, nguyệt quế nồng nàn quá ! Nghe nó xa xỉ quá mức chưa ?
Lúc trước tụi nhỏ hay bàn tính chuyện đổi nhà. Nghe cũng phải. Vì chỉ trong một cái ngõ nhỏ nầy là cả một xã hội thu hẹp. Nhà bên trái lúc nào cũng đóng kín mít; nhà bên phải của bà già mập mạp, kỹ tính, khó chịu. Bên kia là tiệm uốn tóc của 2 vợ chồng nọ, bà vợ có cái tật nhiều chuyện; bả khoe – em quản lý chồng em bằng cách hổng thuê thợ phụ, dạy nghề cho ổng, giờ ổng làm thợ phụ cho em, khỏi lo cái vụ nhậu nhẹt hư thân ! Ah, bà này hay thiệt đó. Nhà đối diện thì lúc nào cũng đóng cửa im ỉm, của 2 vợ chồng nọ, làm nghề gì hổng biết chỉ biết đến khuy lắc, khuy lơ mới về; hôm nọ căn nhà của họ bắt lửa cháy, bà con xôn xao vì đây là cơ hội để mình… biết mặt hàng xóm, ai dè, cửa khóa, hàng xóm tự chữa cháy, tự khóa cửa, họ về cũng chẳng cám ơn, chẳng hốt hoảng hỏi thăm chi hết; và mình cũng hổng biết mặt họ luôn. Nhà kế đó của 2 vợ chồng công chức trẻ, chưa có con; sáng nào đi làm cô vợ cũng ghé ngang nhà mình mà kêu: Bách ơi, Bách à ! Nhà kế nữa thì toàn là dân anh chị, vào tù ra khám, hút thuốc, đánh đề, chưởi thề búa xua - nỗi lo khiến tụi nhỏ đòi đổi nhà. Vậy mà, chính gia đình ba búa nầy lại dễ thương hơn bao giờ hết. Riết rồi, cũng quen. Hổng nghe chuyện đổi chác nhà cửa nữa rồi.
Chồng mình hay nói với H.G: “Ở vậy mà sao chịu nổi. Làm sao mà tư duy”. Cả đám tròn mắt lên vì: “Trời tụi con thấy vui quá mà. Có gì đâu”. Nhớ lần lang thang ở London, một anh chàng là kiến trúc sư đang tu nghiệp tiến sĩ bên đó nói với mình: “Bên này tụi nó theo kiểu – sống tranh thủ”. Tỷ như, đi xe điện ngầm tranh thủ ngủ (không ngủ gà, ngủ gật như bên mình; vì tụi nó đã lên kế hoạch, nên đã ngủ là ngủ như chết và ngủ như cái máy; đến ga điện ngầm của mình là bật dậy ngay; cũng tài thiệt á); đi ăn cơm thì tranh thủ đi… toilet, đỡ tốn thời gian mà cũng đỡ tốn 1 Bảng Anh cho 1 lần đi nặng hoặc 2 lần đi nhẹ ở công cộng (hic)… Đại loại là vậy. Giờ thấy dân S.G sao mà y chang. Cứ như là lập trình.
Nhưng nghĩ lại thấy ai cũng dễ tính thiệt. Căng thẳng là vậy, chỉ cần cuối tuần đi đâu đó ngoại ô, hay vào rạp xem phim, xem kịch là đủ để líu lo thấy… cuộc đời đẹp lắm, cuộc đời ơi, cuộc đời ơi ! Chán mớ đời chưa !
Nghĩ ngợi lung tung phèo nãy giờ mà cũng chẳng định hình được cảm xúc của chính mình trong nhịp sống mới này đây !
Ngôi nhà nhỏ trong hẻm đình nầy có một góc ngồi rất dễ thương. Đó là bàn vi tính bên cửa sổ thoảng hương hoa nguyệt quế. Chỉ một cái view nhỏ thôi. Mà cũng đừng mơ mộng phóng ánh mắt về nơi xa xăm. Vì đó sẽ là… dây điện, cột điện, mái nhà, tầng lầu… của một ngõ ngách đặc trưng S.G. Một góc ngồi nhỏ chỉ dành cho một người, một tầm nhìn vừa vặn cho cảm xúc nhỏ xíu cũng của một người luôn. Bởi vậy, đôi khi cả nhà bật cười ha hả khi nghe nhỏ H.G gào lên rất loãng moạn: Ôi, nguyệt quế nồng nàn quá ! Nghe nó xa xỉ quá mức chưa ?
Lúc trước tụi nhỏ hay bàn tính chuyện đổi nhà. Nghe cũng phải. Vì chỉ trong một cái ngõ nhỏ nầy là cả một xã hội thu hẹp. Nhà bên trái lúc nào cũng đóng kín mít; nhà bên phải của bà già mập mạp, kỹ tính, khó chịu. Bên kia là tiệm uốn tóc của 2 vợ chồng nọ, bà vợ có cái tật nhiều chuyện; bả khoe – em quản lý chồng em bằng cách hổng thuê thợ phụ, dạy nghề cho ổng, giờ ổng làm thợ phụ cho em, khỏi lo cái vụ nhậu nhẹt hư thân ! Ah, bà này hay thiệt đó. Nhà đối diện thì lúc nào cũng đóng cửa im ỉm, của 2 vợ chồng nọ, làm nghề gì hổng biết chỉ biết đến khuy lắc, khuy lơ mới về; hôm nọ căn nhà của họ bắt lửa cháy, bà con xôn xao vì đây là cơ hội để mình… biết mặt hàng xóm, ai dè, cửa khóa, hàng xóm tự chữa cháy, tự khóa cửa, họ về cũng chẳng cám ơn, chẳng hốt hoảng hỏi thăm chi hết; và mình cũng hổng biết mặt họ luôn. Nhà kế đó của 2 vợ chồng công chức trẻ, chưa có con; sáng nào đi làm cô vợ cũng ghé ngang nhà mình mà kêu: Bách ơi, Bách à ! Nhà kế nữa thì toàn là dân anh chị, vào tù ra khám, hút thuốc, đánh đề, chưởi thề búa xua - nỗi lo khiến tụi nhỏ đòi đổi nhà. Vậy mà, chính gia đình ba búa nầy lại dễ thương hơn bao giờ hết. Riết rồi, cũng quen. Hổng nghe chuyện đổi chác nhà cửa nữa rồi.
Chồng mình hay nói với H.G: “Ở vậy mà sao chịu nổi. Làm sao mà tư duy”. Cả đám tròn mắt lên vì: “Trời tụi con thấy vui quá mà. Có gì đâu”. Nhớ lần lang thang ở London, một anh chàng là kiến trúc sư đang tu nghiệp tiến sĩ bên đó nói với mình: “Bên này tụi nó theo kiểu – sống tranh thủ”. Tỷ như, đi xe điện ngầm tranh thủ ngủ (không ngủ gà, ngủ gật như bên mình; vì tụi nó đã lên kế hoạch, nên đã ngủ là ngủ như chết và ngủ như cái máy; đến ga điện ngầm của mình là bật dậy ngay; cũng tài thiệt á); đi ăn cơm thì tranh thủ đi… toilet, đỡ tốn thời gian mà cũng đỡ tốn 1 Bảng Anh cho 1 lần đi nặng hoặc 2 lần đi nhẹ ở công cộng (hic)… Đại loại là vậy. Giờ thấy dân S.G sao mà y chang. Cứ như là lập trình.
Nhưng nghĩ lại thấy ai cũng dễ tính thiệt. Căng thẳng là vậy, chỉ cần cuối tuần đi đâu đó ngoại ô, hay vào rạp xem phim, xem kịch là đủ để líu lo thấy… cuộc đời đẹp lắm, cuộc đời ơi, cuộc đời ơi ! Chán mớ đời chưa !
Nghĩ ngợi lung tung phèo nãy giờ mà cũng chẳng định hình được cảm xúc của chính mình trong nhịp sống mới này đây !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét