Chủ Nhật, tháng 9 09, 2007

NHÂN NGÀY BÁO CHÍ QUỐC TẾ 8.9

Bộ quy tắc hành xử của phóng viên Anh do Hiệp hội các nhà báo Anh quốc đưa ra, quy định những nguyên tắc chính của báo chí Anh và Ireland từ năm 1939. Nó được cập nhật vào năm 2007. Các thành viên của Hiệp hội các nhà báo quốc gia được mong đợi tuân theo các nguyên tắc nghề nghiệp sau:
1. Luôn đi theo và bảo về nguyên tắc tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận và quyền của công chúng được biết thông tin
2. Cố gắng đảm bảo rằng thông tin mà họ cung cấp được truyền tải một cách trung thực, chính xác và công bằng
3. Nỗ lực hết sức để cải chính những thông tin không chính xác gây nguy hại
4. Phân biệt giữa tin tức có thật và ý kiến riêng
5. Thu thập tài liệu bằng các phương pháp thật thà, thẳng thắn và cởi mở, trừ những bài điều tra phục vụ lợi ích lớn của cộng đồng và liên quan tới những bằng chứng mà không thể có được nếu phóng viên sử dụng các biện pháp minh bạch
6. Không làm gì để xâm hại đến đời tư, nỗi đau hay sự khốn cùng của bất kỳ ai, trừ phi vì lợi ích rất lớn của cộng đồng
7. Bảo vệ bí mật của nguồn tin và những tài liệu thu thập được trong quá trình tác nghiệp
8. Chống lại những đe doạ hay bất kỳ thế lực nào muốn gây ảnh hưởng, bóp méo và đàn áp thông tin
9. Không tranh thủ làm lợi cho cá nhân mình một cách không công bằng nhờ vào những nguồn tin thu thập được trong quá trình tác nghiệp trước khi thông tin đó trở thành kiến thức của cộng đồng
10. Không tạo ra những sản phẩm có nhiều khả năng dẫn tới sự hận thù hoặc phân biệt dựa trên tuổi tác, giới tính, chủng tộc, sắc da, nguồn gốc, tình trạng thân nhân, sự ốm yếu tàn tật, tình trạng hôn nhân và xu hướng tình dục
11. Không phát biểu, viết hay xuất hiện dưới sự trợ giúp của bất kỳ sản phẩm thương mại hay dịch vụ nào, mà sản phẩm đó có quảng cáo trên phương tiện truyền thông mà người phóng viên đó làm thuê
12. Tránh đạo văn.

Tiêu chuẩn đạo đức của phóng viên ở Hồng Kông

* Phóng viên có nghĩa vụ phải duy trì các tiêu chuẩn nghề nghiệp và đạođức ở mức cao nhất.* Phóng viên luôn bảo về nguyên tắc tự do báo chí và các loại hình truyền thông khác trong quan hệ với việc thu thập thông tin và thể hiện bình luận và chỉ trích. Phóng viên sẽ nỗ lực hết sức để ngăn chặn sự bóp méo, đàn áp thông tin và kiểm duyệt.

* Phóng viên nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin mà phóng viên thể hiện là công bằng và chính xác, tránh thể hiện bình luận và sự phỏng đoán như những sự thật có cơ sở và làm giả thông tin, bằng việc bóp méo, đưa thông tin có chọn lọc và thể hiện sai sự thật.

* Phóng viên sẽ cải chính ngay lập tức bất kỳ thông tin không chính xác gây hại nào, và đảm bảo rằng cải chính và lời xin lỗi đó được nhiều người biết đến,, đồng thời tôn trọng quyền được hồi âm của những người bị chỉ trích khi vấn đề đủ tầm quan trọng.

* Phóng viên chỉ thu thập thông tin, hình ảnh và những miêu tả bằng những phương cách công khai và thẳng thắn. Việc sử dụng các biện pháp khác chỉ có thể được chấp nhận nếu xét đến tầm quan trọng của lợi ích cộng đồng đối với thông tin đó. Phóng viên có nghĩa vụ phải thực hiện sự suy xét của bản thân để chống lại cách sử dụng các biện pháp không công khai và thẳng thắn khi tác nghiệp.

* Tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của thông tin với lợi ích của cộng đồng, phóng viên không làm điều gì xâm phạm đến nỗi khốn khổ và đau đớn của người khác. (Tức là nếu thông tin đó không quan trọng thì không nên…)

* Phóng viên đảm báo bí mật nguồn tin.

* Phóng viên không chấp nhận hối lộ hay cho phép lý do nào đó ảnh hưởng tới công việc chuyên môn của họ.

* Phóng viên không “cho mượn” bản thân họ để bóp méo và đàn áp sự thật vì quảng cáo hoặc những lý do khác. (tức là không “bán mình”).

* Phóng viên không tạo ra những sản phẩm khuyến khích sự phân biệt đối với chủng tộc, màu da, nguồn gốc, giới tính hay xu hướng tình dục.

* Phóng viên không kiếm lợi từ thông tin họ có được trong quá trình tác nghiệp, trước khi thông tin đó trở thành kiến thức chung của cộng đồng.

Không có nhận xét nào: