Sáng 20.6, Tuấn An, phóng viên Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ truy tìm tôi chỉ để phỏng vấn một câu nhân ngày Nhà báo: “Khi tác nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long điều gì khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất và điều gì gây khó cho bạn nhất”. Tôi đã trả lời không chút đắn đo: “Đó là những nhân vật, những bạn đọc chính gốc Nam bộ của tôi”.
Không chỉ thấy thoải mái mà tôi còn có cảm giác... sướng vô cùng khi nhân vật trong những phóng sự của mình là những người dân quê Nam bộ chính gốc, lời ăn tiếng nói mộc mạc, bỗ bã. Như bà Mười bán bánh xèo trong phóng sự “Mười Xiềm đi Mỹ” mới đây cũng vậy. Rất nhiều bạn đọc trong nước và cả Việt Kiều đã gởi thơ về cho bà Mười. Bà Mười cũng có đọc báo và đọc theo kiểu... chữ được, chữ mất thì cười toe toét: “Tui nghe được”. Trời ơi, đọc báo mà là... “nghe được”. Bà Mười còn “tám” thêm: “Qua Mỹ không biết sao đây. Hỏi chuyện thì tui nói được nhưng cái vụ chụp hình tui hổng quen được nghen cô. Hôm rồi chú Trương Công Khả lên chụp hình quá xá trời, cứ tui làm một cái xèo là chú nhá một cái xẹt. Tui sợ thiếu điều muốn nói... lịu. Về học bộ với bà con trong xóm mà họ cười quá trời” ! Sếp Hoàng Hải Vân thì cười cười nói ngắn gọn – “Bài này em được thưởng”. Tôi nghe mà... tá hoả và lòng thầm than: “Sếp ơi ! Bà Mười nói làm sao là em ghi làm vậy. Bạn đọc khen lời lẽ mộc mạc là khen bà Mười đó”. Vậy phải chia sẻ... phần thưởng sao cho đỡ... áy náy đây. Một đồng nghiệp “hiến kế”: “Tui thấy bà nên xung phong... ủi quần áo cho bà Mười đi Mỹ”!
Lại thêm một chuyện thấy khoái trong bụng khác. Số là một năm vừa rồi, Văn phòng báo Thanh Niên tại Cần Thơ có tập hợp được một CLB thanh niên trẻ chuyên đi làm công tác xã hội, từ thiện. Hình như tôi có khiếu làm... “bầu sô” nên thành phần coi bộ cũng phong phú lắm: bác sĩ, bộ đội, nhân viên ngân hàng, khách sạn, sinh viên... và đặc biệt là rất nhiều hoa hậu, hoa khôi cấp quốc gia và khu vực hiện sinh sống tại Cần Thơ. Chúng tôi sắm sanh nào là: loa phóng thanh, đàn ghita, dụng cụ hớt tóc, cắt móng tay... cứ như một đoàn hát xiệc. Khỏi phải nói cũng biết đoàn chúng tôi “hoành tráng” tới cỡ nào. Phóng viên Trương Công Khả vốn được các cô hoa hậu coi như... “người nhà” nên tha hồ được nhờ làm tư vấn thời trang. Mấy cô rất hồn nhiên, mộc mạc kiểu dân miền Tây nên cứ ríu rít với phóng viên nhà ta: “Anh Khả ơi em mặc bộ nầy được không ? Không được hả ? Vậy em thay bộ khác anh coi thử nghe ?”. Hèn chi mà thư mời gởi về văn phòng toàn là: “Kính gởi PV Trương Công Khả và hoa hậu báo Thanh Niên”. Ban đầu chúng tôi còn mời các báo bạn, đài bạn đi cùng, ai dè sau này thấy lâu lâu là báo bạn, đài bạn... chủ động điện hỏi: tháng nầy đi chưa vậy ? Tần suất lên đài truyền hình của chúng tôi cũng hơi bị... dày ! Anh Công Thắng, Trưởng ban Công tác bạn đọc thì hồ hởi ra mặt: “Em ơi, chuyến này trang của anh coi bộ cạnh tranh được với trang của Cao Minh Hiển nghen (Trưởng ban Văn nghệ)”.
Nhưng đâu phải cứ đi cùng với hoa hậu, hoa khôi là... thấy sướng hết đâu ? Đôi khi chúng tôi bị nhiều vố ớ người. Số là vầy. Hôm Tết này, “đoàn hát xiệc” chúng tôi rủ rê các bác sĩ trẻ của Bệnh viện 121, quân khu 9 kéo nhau lên huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ để khám bệnh, phát thuốc tặng quà cho bà con. Trời thì nóng, bà con thì đông , nên chúng tôi chủ động... phục vụ tận tay. Thấy một cụ già cỡ 80 tuổi, tay chống gậy mà cứ lóng nga, lóng ngóng trước chiếc xe chở hàng hoá của đoàn, tôi nhanh miệng hỏi: “Ông ơi, ông khám bệnh hả” ... “Không, già khám rồi” ... “Vậy ông đi nhận thuốc hả. Đưa toa cho con, con lấy giúp cho” ... “Thuốc già cũng lấy rồi con ơi” ... “À, vậy là ông nhận quà phải không ?” ... Ông già trả lời mà tôi muốn té xỉu “Không, già này đi... coi hoa hậu” ... “Vậy hả... già. Đây mấy cô hoa hậu đây, già cứ tự nhiên nghen”. Chuyện thiệt trăm phần đó.
Cũng mới hôm Tết này, chúng tôi qua chúc Tết Ban giám đốc Bệnh viện 121, Cần Thơ – đơn vị đã đồng hành cùng Thanh Niên trong chương trình khám bệnh miễn phí cho trên mười ngàn người nghèo trong một năm qua. Vốn là nhà binh mà lại là dân miền Tây chuyên hịch hạc, rổn rảng, có sao nói vậy thế nên mới có chuyện như vầy. Trong phần phát biểu tổng kết chương trình, các anh đã long trọng tuyên dương các phóng viên Thanh Niên: “Trong suốt một năm gắn bó đã qua tôi vui mừng nhận thấy, mặc dù là nhà báo nhưng các anh chị đã... rất đúng giờ”. Lại chuyện thiệt nghen !
Làm báo như vậy vui quá rồi còn gì !
Không chỉ thấy thoải mái mà tôi còn có cảm giác... sướng vô cùng khi nhân vật trong những phóng sự của mình là những người dân quê Nam bộ chính gốc, lời ăn tiếng nói mộc mạc, bỗ bã. Như bà Mười bán bánh xèo trong phóng sự “Mười Xiềm đi Mỹ” mới đây cũng vậy. Rất nhiều bạn đọc trong nước và cả Việt Kiều đã gởi thơ về cho bà Mười. Bà Mười cũng có đọc báo và đọc theo kiểu... chữ được, chữ mất thì cười toe toét: “Tui nghe được”. Trời ơi, đọc báo mà là... “nghe được”. Bà Mười còn “tám” thêm: “Qua Mỹ không biết sao đây. Hỏi chuyện thì tui nói được nhưng cái vụ chụp hình tui hổng quen được nghen cô. Hôm rồi chú Trương Công Khả lên chụp hình quá xá trời, cứ tui làm một cái xèo là chú nhá một cái xẹt. Tui sợ thiếu điều muốn nói... lịu. Về học bộ với bà con trong xóm mà họ cười quá trời” ! Sếp Hoàng Hải Vân thì cười cười nói ngắn gọn – “Bài này em được thưởng”. Tôi nghe mà... tá hoả và lòng thầm than: “Sếp ơi ! Bà Mười nói làm sao là em ghi làm vậy. Bạn đọc khen lời lẽ mộc mạc là khen bà Mười đó”. Vậy phải chia sẻ... phần thưởng sao cho đỡ... áy náy đây. Một đồng nghiệp “hiến kế”: “Tui thấy bà nên xung phong... ủi quần áo cho bà Mười đi Mỹ”!
Lại thêm một chuyện thấy khoái trong bụng khác. Số là một năm vừa rồi, Văn phòng báo Thanh Niên tại Cần Thơ có tập hợp được một CLB thanh niên trẻ chuyên đi làm công tác xã hội, từ thiện. Hình như tôi có khiếu làm... “bầu sô” nên thành phần coi bộ cũng phong phú lắm: bác sĩ, bộ đội, nhân viên ngân hàng, khách sạn, sinh viên... và đặc biệt là rất nhiều hoa hậu, hoa khôi cấp quốc gia và khu vực hiện sinh sống tại Cần Thơ. Chúng tôi sắm sanh nào là: loa phóng thanh, đàn ghita, dụng cụ hớt tóc, cắt móng tay... cứ như một đoàn hát xiệc. Khỏi phải nói cũng biết đoàn chúng tôi “hoành tráng” tới cỡ nào. Phóng viên Trương Công Khả vốn được các cô hoa hậu coi như... “người nhà” nên tha hồ được nhờ làm tư vấn thời trang. Mấy cô rất hồn nhiên, mộc mạc kiểu dân miền Tây nên cứ ríu rít với phóng viên nhà ta: “Anh Khả ơi em mặc bộ nầy được không ? Không được hả ? Vậy em thay bộ khác anh coi thử nghe ?”. Hèn chi mà thư mời gởi về văn phòng toàn là: “Kính gởi PV Trương Công Khả và hoa hậu báo Thanh Niên”. Ban đầu chúng tôi còn mời các báo bạn, đài bạn đi cùng, ai dè sau này thấy lâu lâu là báo bạn, đài bạn... chủ động điện hỏi: tháng nầy đi chưa vậy ? Tần suất lên đài truyền hình của chúng tôi cũng hơi bị... dày ! Anh Công Thắng, Trưởng ban Công tác bạn đọc thì hồ hởi ra mặt: “Em ơi, chuyến này trang của anh coi bộ cạnh tranh được với trang của Cao Minh Hiển nghen (Trưởng ban Văn nghệ)”.
Nhưng đâu phải cứ đi cùng với hoa hậu, hoa khôi là... thấy sướng hết đâu ? Đôi khi chúng tôi bị nhiều vố ớ người. Số là vầy. Hôm Tết này, “đoàn hát xiệc” chúng tôi rủ rê các bác sĩ trẻ của Bệnh viện 121, quân khu 9 kéo nhau lên huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ để khám bệnh, phát thuốc tặng quà cho bà con. Trời thì nóng, bà con thì đông , nên chúng tôi chủ động... phục vụ tận tay. Thấy một cụ già cỡ 80 tuổi, tay chống gậy mà cứ lóng nga, lóng ngóng trước chiếc xe chở hàng hoá của đoàn, tôi nhanh miệng hỏi: “Ông ơi, ông khám bệnh hả” ... “Không, già khám rồi” ... “Vậy ông đi nhận thuốc hả. Đưa toa cho con, con lấy giúp cho” ... “Thuốc già cũng lấy rồi con ơi” ... “À, vậy là ông nhận quà phải không ?” ... Ông già trả lời mà tôi muốn té xỉu “Không, già này đi... coi hoa hậu” ... “Vậy hả... già. Đây mấy cô hoa hậu đây, già cứ tự nhiên nghen”. Chuyện thiệt trăm phần đó.
Cũng mới hôm Tết này, chúng tôi qua chúc Tết Ban giám đốc Bệnh viện 121, Cần Thơ – đơn vị đã đồng hành cùng Thanh Niên trong chương trình khám bệnh miễn phí cho trên mười ngàn người nghèo trong một năm qua. Vốn là nhà binh mà lại là dân miền Tây chuyên hịch hạc, rổn rảng, có sao nói vậy thế nên mới có chuyện như vầy. Trong phần phát biểu tổng kết chương trình, các anh đã long trọng tuyên dương các phóng viên Thanh Niên: “Trong suốt một năm gắn bó đã qua tôi vui mừng nhận thấy, mặc dù là nhà báo nhưng các anh chị đã... rất đúng giờ”. Lại chuyện thiệt nghen !
Làm báo như vậy vui quá rồi còn gì !
1 nhận xét:
chuyện cũng làm sau quên được chị Hanh...một thời đã qua giờ chỉ còn là kỉ niệm mà thôi...em ơi em ơi em đâu rồi...làm sau làm sau ta có nhau...tình đầu và tình cuối đau lòng nhau
Đăng nhận xét