Chủ Nhật, tháng 8 26, 2007

"TÁM" LÀ GÌ ?

Cách đây độ 5, 6 năm gì đó, khi đi Sapa cùng nhóm bạn gặp L.H.M - lúc đó còn là p.v SGTT - C.M.H gọi hắn là "chị 8". Đó cũng là lần đầu tiên mình nghe nói tới chữ Tám. Nếu như hồi đó chữ Tám thường ám chỉ về những gì: hơi bóng một chút, nói nhiều một chút... thì nay đã gọn hơn, bớt đa nghĩa hơn. "Tám" đã là nói tới việc bàn luận, nói chuyện gẫu, nói chuyện phiếm... chứ không phải là... nhiều chuyện như ban đầu.
Lang thang trên blog của nhà văn Lý Lan tự dưng nghía được chuyện ra đời của từ "Tám" trên một comment:
"Gần đây, tôi có giao tiếp với nhiều độc giả ở miền Nam, các bạn ấy dùng từ tám để chỉ chuyện tán gẫu. Bạn có biết từ này mọc đâu ra không? Thế này nhé, người Trung Quốc (nhất là ở Hong Kong và Đài Loan) thường dùng chữ sanba để chỉ những phụ nữ ưa ngồi lê đôi mách. Chữ này viết là 三八 (tức là số 3 và 8). Khi các nhân vật phụ nữ lắm điều nhiều chuyện theo những bộ phim video gia đình của TVB, ATV, Tam Dương... đổ bộ vào Việt Nam, người dịch có thể vì vội, không tìm hiểu kỹ nên không tìm khái niệm tương đương trong tiếng Việt mà dịch luôn là ba (bà) tám. Và thế là từ tám xuất hiện..."
Cuối tuần "tám" một chút về tiếng Việt. Nhân tiện post lên một bài viết rất hay về Tiếng Việt "lụm" được trên mạng.
Tiếng Việt - Tiếng Mỹ rắc rối ...Lê Anh Tuấn

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi
Me hiền ru những câu xa vời
À à ơi! Tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
............
Phạm Duy (Tình ca, 1953)

Tôi tình cờ quen một anh bạn Mỹ, người Mỹ chính cống, mắt xanh mũi lõ, tên Johnson William, quê ở bang Ohio của xứ Cờ Hoa nhưng Johnson đã hơn 16 năm sinh sống ở Việt Nam, nghiên cứu về dân tộc học Đông Nam Á, nói tiếng Việt thông thạo, phát âm theo giọng Hà Nội khá rõ, hắn học tiếng ở Đại học Ngoại ngữ Hà Nội rồi làm Master of Art về văn hóa xã hội Việt Nam ở học Khoa học Tự nhiên Sài gòn, rành lịch sử Việt Nam, thuộc nhiều câu thơ lục bát trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu. Johnson ăn mặc xuyền xoàng, cái đầu rối bù, chân mang một đôi giày bata cũ mèm, lưng quảy một ba lô lếch thếch, sẵn sàng ăn uống nhồm nhoàng ngoài vỉa hè. Johnson có thể quanh năm suốt tháng ăn cơm với chuối thay cho bánh mì và phomát, xịt nước tương vào chén rồi cứ thế mà khua đũa lùa cơm vào miệng. Đối với Johnson, thịt rùa, rắn, ếch, nhái, chuột đồng, ... hắn xơi ngon lành. Bún riêu là món khoái khẩu của Johnson, hắn còn biết thèm hột vịt lộn ăn với rau răm chấm muối tiêu chanh. Ai có mời đi chén thịt cầy với mắm tôm, Johnson chẳng ngần ngại mà còn biết vỗ đùi đánh cái phét khen rượu đế mà nhắm với thịt chó ngon "thần sầu quỉ khốc" !!! Chẳng biết Johnson khéo tán tỉnh thế nào (hoặc bị tán) mà vớ được một cô bé Hà thành tóc "đờ-mi gác-xông", sinh viên ngành văn chương hẳn hoi. Ngày cưới, Johnson vận áo dài khăn đóng, dâng trầu cau và quì lạy bàn thờ tổ tiên nhà gái thành thạo làm đám thanh niên, thiếu nữ, cả lũ con nít và mấy ông cụ ông, cụ bà trong làng suýt xoa, kinh ngạc, xúm đen xúm đỏ coi muốn sập nhà.

Chúng tôi gặp nhau trên chuyến xe lửa từ Nha Trang ra Huế. Tôi về thăm quê, còn Johnson thì sau mấy tháng nghiên cứu phong tục Tây nguyên xuống Nha Trang rồi tiếp đi dự Festival Huế. Đường dài, tàu chạy dằn xóc, chung quanh ồn ào, lao nhao chẳng ai ngủ được. Johnson rủ tôi xuống toa ăn uống, kêu mỗi người một ly cà phê đen, một bình trà nóng rồi trao đổi đủ thứ chuyện trên đời. Tôi cũng khá thán phục sự hiểu biết và thành thạo văn hóa Việt Nam của Johnson khi nghe hắn thỉnh thoảng chêm vô câu chuyện mấy câu ca dao, thành ngữ tiếng Việt. Thật thú vị khi nói chuyện với một người Mỹ bằng tiếng Việt về đề tài ngôn ngữ Việt Nam (dễ chịu hơn nhiều khi khi nó chuyện với một người Mỹ bằng ... tiếng Anh).

Vậy mà Johnson vẫn lắc đầu than:
- Tiếng Việt của mấy ông rắc rối quá! Tôi học đã lâu mà vẫn còn lúng túng, nhiều lúc viết sai, nói sai lung tung cả lên. Này nhé, từ xưng hô, ăn uống, giao tiếp, ... thật lắm từ khác nhau chẳng đơn giản như tiếng Mỹ của tớ, chỉ một từ you là để nói với tất cả người đối thoại, tiếng Việt thì phân biệt ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, ngài, mày, thầy, thằng, ... rành mạch. Tiếng Mỹ thì dùng một chữ black để chỉ tất cả những vật gì, con gì có màu đen trong khi đó tiếng Việt thì khác, ngựa đen thì gọi là ngựa ô, chó đen thì kêu là chó mực, mèo đen thì gọi là mèo mun, gà đen thì là gà quạ, bò đen là bò hóng, mực đen là mực tàu, tóc đen thì hóa thành tóc nhung hoặc tóc huyền. Đã là màu đen rồi mà người Việt còn nhấn mạnh thêm mức độ đen như đen thủi, đen thui, rồi đen tuyền, đen thắm, tím đen, đen ngắt, đen bóng, đen sì, đen đủi, đen thẳm, đen óng, đen thùi lùi, đen kịt, đen dòn, ... Còn để chỉ màu ít đen hơn thì người Việt dùng chữ đen hai lần: đen đen. Kiểu này khác với các nước, khi muốn nhấn mạnh điều gì, người ta lập lại từ đó hai lần, tiếng Việt lập lại hai lần lại làm giảm mức độ của từ. Ngon ngon có nghĩa là chưa ngon lắm ...

Tôi cười cười:
- Thì tiếng Mỹ của ông nhiều lúc cũng rắc rối kia mà. Này nhé, người Việt nói: "Hôm qua, tôi đi tiệm" thì người Mỹ lại nói "Yesterday, I went to the shop". Tiếng Anh, đi là go, nhưng đã đi (quá khứ) thì phải viết là went. Bản thân chữ hôm qua (yesterday) đã là quá khứ rồi thì ai cũng biết mà gì cần phải đổi go thành went chi cho rối mấy người học Anh văn? Nội chuyện học thuộc lòng 154 động từ bất qui tắt của mấy ông cũng đủ làm nhiều người trên thế giới phải thi rớt lên rớt xuống. Người Việt nói hai con chó mà chẳng cần thêm s hoặc es thành hai con chó "sờ" (two dogs) như tiếng Mỹ. Một đứa con nít thì nói là one child là được rồi, vậy mà thêm một đứa nữa thì bắt đầu rối, chẳng phải là two childs mà thành two children. Một con ngỗng là one goose, hai con ngỗng thì thành two geese. Vậy mà viết một con cừu là one sheep nhưng hai con cừu thì cũng là two sheep, chẳng chịu đổi gì cả ?!.

Johnson vẫn không chịu thua:
- Văn phạm của xứ ông cũng rắc rối bỏ xừ! Xem nè, thắng và thua là hai chữ phản nghĩa chứ gì? Thua và bại là hai chữ đồng nghĩa, đúng hông? Vậy mà, hai câu nói: "Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán" đồng nghĩa với câu "Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán"? Không thể viết là "Ngô Quyền đánh thua quân Nam Hán"!!! Phải không nào? Rồi còn, "áo ấm" tương đương với "áo lạnh", "nín thinh" giống như "làm thinh" trong khi ấm và lạnh phản nghĩa nhau, nín và làm cũng là những động từ đối nhau. Đến nhà ai, phải phân biệt "Kính thăm" và "Kính viếng", thăm một người khi người đó còn sống, còn viếng ai thì người đó đã ... qua đời! Rồi ba hồi mấy ông dùng tiếng Hán như Quốc gia rồi đổi thành tiếng Nôm ra Nhà nước, Trực thăng (có thể không cần chữ máy bay phía trước) thành Máy bay Lên thẳng (phải có chữ máy bay phía trước), Thủy quân lục chiến thì đổi là Lính thủy đánh bộ, sao không gọi luôn là lính nước đánh đất??? Lễ động thổ thì không thể sửa lại là Lễ động đất mặc dầu là thổ là đất?

Tôi tiếp tục "ăn miếng trả miếng":
- Tiếng Mỹ cũng đâu có tránh khỏi. See và look cũng đều là động từ để cùng chỉ hành động xem, nhìn, ngắm, dòm nhưng oversee (quan sát, trông nom) lại ngược nghĩa overlook (bỏ sót, không nhìn thấy). Wise man là người thông thái, uyên bác, vậy mà thay chữ man (đàn ông) thành woman (đàn bà) thì chữ wise woman thành bà phù thủy, bà đỡ, bà lang, bà thầy bói, bà đồng bóng!!! Rồi chữ man và guy (anh chàng, gã) gần gần như nhau thì chữ wise guy thành một kẻ hợm hĩnh, khoác lác. Sao lại "park on driveways" (đậu xe trên đường nội bộ) nhưng "drive on parkways" (lái xe trên xa lộ)?
Johnson ôm bụng cười:
- Tên món ăn Việt Nam cũng lạ, miền Nam có bánh da lợn, tưởng làm bằng thịt lợn nhưng thực chất là bằng bột, có lẽ giống như các lớp da lợn, nhưng sao không gọi là bánh da heo theo từ miền Nam mà gọi theo chữ lợn miền Bắc? Bánh bò cũng chắng có miếng thịt bò nào. Bánh tiêu thì không rắc tiêu mà lại rắc mè. Gọi rau má mà chẳng liên quan đến má hay mẹ gì cả. Bánh tét mà gói thật chặt, chẳng thể nào tét được. Bánh dày thì lại mỏng hơn bánh chưng. Bánh chưng thì phải nấu thật lâu mới chín chứ không phải dùng cách chưng hơi hay chưng hấp. Nước lèo trong nồi hủ tiếu thì chẳng phải theo kiểu nước Lào (hay Lèo). Trái sầu riêng thì ăn vô chẳng thấy sầu riêng hay sầu chung chi cả. Bưởi Năm roi rất tuyệt nhưng sao đúng là năm roi? Trái vú sữa, Cây dái ngựa thì thật là tượng hình. Hi hi ... Ngôn từ bây giờ cũng thế, cò đất, cò nhà, ... thì chẳng dính dáng gì đến "con cò, cò bay lả, lả bay la ..." cả.

Tôi cũng chẳng vừa:
- Thế cái món hot dog của mấy ông có liên quan gì đến con chó không? Món bánh mì kẹp thịt bò băm Hamburger của Mc Donald thì đâu có thịt heo (ham). Trái thơm, trái khóm "pineapple" thì chẳng có gì liên quan đến pine (cây thông) và apple (trái táo) cả? Vào phòng thí nghiệm sinh học, ông Giáo sư bảo bắt một con "Guinea pig", nghe qua tưởng đâu là con heo xứ Guinea (một quốc gia ở Tây Phi Châu, giáp với Senegal, Mali, Liberia, Sierra Leone và biển Bắc Đại Tây dương) nhưng ngờ đâu là một giống chuột tên là Guinea (ở Guinea không có giống chuột này!). Đáng lý chữ football (bóng đá) thì phải viết là legball chứ, bởi vì người ta đá banh bằng cả cái chân (leg) chứ đâu chỉ cái ống quyển foot từ dưới đầu gối đến trên bàn chân? Mới đây, khi dân Pháp không chịu ủng hộ Mỹ trong vụ chiến tranh Iraq thế là mấy dân biểu Mỹ giận đòi đổi tên món khoai tây chiên French fries bằng chữ American fries thì mấy ông Tây lại ôm bụng cười chế riễu rằng món French fries không phải xuất xứ từ Pháp mà từ ... Mỹ và là món ăn của dân Mỹ. Có lẽ mấy ông Mỹ tiền bối xưa, khi làm món này đặt tên là khoai tây chiên Pháp cho nó có vẻ ... ngoại cho sang, giống như bây giờ một số quán ăn Việt Nam có thực đơn Lẫu Thái, Bún Indonesia, Bánh bao Mã lai, Cá chiên viên Singapore, Hủ tiếu Nam Vang, ... mặc dầu nguyên liệu và cách nấu gần như 100% của Việt Nam???

Johnson gật gù:
- Ừ, cũng đúng. Nhưng lúc đầu học tiếng Việt, tôi thấy khó quá, đã lấy 24 chữ cái A, B, C của vần La tinh rồi mà bày ra thêm a, â, ă, u, ư, ơ, d, đ, ... nữa. Lại thêm kèm 5 dấu sắc ('), huyền (`), hỏi (?), ngã (~), nặng (.) và không dấu ( ) nữa. Như le, lé, lè, lẹ, lẻ, lẽ, mỗi chữ mang một nghĩa khác nhau. Rồi phải học cách bỏ dấu ở đâu trong từ cho chính xác nữa chứ. Hòa hay là hoà. Li hay là ly? Có câu thơ về dấu này cũng hay:

Chị Huyền mang nặng ngã đau,
Sao không sắc thuốc, hỏi sao cho lành ?!

Trong ngôn ngữ Việt Nam, tôi thấy nhiều chữ ghép với chữ ăn mặc dầu nó chẳng ăn nhập đến chuyện bỏ thực phẩm vào miệng, nhai và nuốt xuống gì cả. Nói ăn nhậu, ăn tiệc, ăn mùng, ăn cưới, ăn giỗ, ... thì có lý nhưng sao lại ăn nằm, ăn hút, ăn tiền, ăn lương, ăn cắp, ăn mày, ăn chặn, ăn quỵt, ăn diện, ăn đòn, ăn công, ăn năn, ăn hiếp, ăn khách, ăn ảnh, ...

Tôi bật cười chận ngang khi Johnson tiếp tục ghép chữ với từ ăn:
- Thì như tiếng Mỹ của ông vậy thôi. Chữ to get khó dịch gì ra hồn cả. Tôi cũng có nghĩ là khi mình chưa tìm ra động từ nào thích hợp thì dùng tạm luôn chữ to get! Khi quân đội Mỹ bắt sống được Saddam Hussen ở Iraq thì tuyên bố "We got him!", sao không dùng động từ to catch, to caught, to force, to find, to capture, to pick up, ...cho rõ nghĩa? Rồi động từ to get đi kèm các giới từ in, into, on, out, up, at-able, ... thành một loạt động từ mới. Các động từ to take, to put, to be, ... cũng vậy.

Johnson chuyển qua phần khác:
- Chuyện mạo từ tiếng Việt cũng làm rắc rối người nước ngoài. Người Việt nói cái bàn, cái nhà, cái gường, cái nón, ... nhưng không thể nói cái chó, cái mèo mà phải là con chó, con mèo, con người, .... Đồ vật là cái, động vật là con. Bây giờ nhiều cô cậu thanh niên Hà Nội thay vì nói cái xe Honda Dream thì lại dùng từ con Đờ-rim, rồi tiếp là con Su (Suzuki), con a còng (@), con Tô (Toyota), con Mẹc (Mercedes), , ... Vợ chồng tôi có chuyện vui thế này:
Tôi quen vợ tôi, một phần vì yêu các cô gái Việt Nam, một phần cũng để trau dồi thêm tiếng Việt. Một hôm, chúng tôi ra Hồ Gươm dạo chơi, tôi khen: "Con hồ này đẹp quá!". Vợ tôi "chỉnh" liền: "Không, anh phải nói là cái hồ này đẹp quá!". Vậy mà đi ngang sông Tô Lịch thấy nước đen ngòm, tôi nói: "Cái sông này bẩn quá!" thì vợ tôi "sửa" ngay: "Ậy, anh phải nói là con sông này bẩn quá chứ không nói là cái sông!". Tôi la lên: "Ồ, sao lại thế, khi là cái, khi là con, làm sao phân biệt?". Vợ tôi ôn tồn giải thích: "Cái gì động dậy, nhúc nhích thì gọi là con, như con sông có nước chảy, còn cái gì nằm im như cái hồ nuớc tĩnh mịch thì phải là cái hồ. Con chó, con mèo nó chạy được nên phải là con. Cái nhà, cái bàn, cái cột đèn đâu có di chuyển được nên phải là cái. Rõ chửa?". Lúc đó, tôi phá lên cười vì phát hiện một điều vô cùng thú vị: "À, anh hiểu rồi! Tiếng Việt thật hay. Hèn gì cái ... cái của anh nó nhúc nhích lên xuống nên phải gọi là con ..., còn của ... em, nó nằm im một chỗ nên phải gọi là cái, cái ... Ha ha ...". Hôm ấy, tôi bị mấy cái nhéo đau điếng, nhưng bù lại, có được một đêm hạnh phúc.

Tôi thấy tức cười vô cùng với anh bạn Mỹ này:
- Tôi cũng có chuyện hiểu lầm trong phát âm tiếng Mỹ như thế này.
Trong một bữa tiệc với các sinh viên quốc tế, tôi nhận phần phục vụ nước uống. Gặp bà giáo người Mỹ đã đứng tuổi, tôi đến chào và lịch sự nói theo kiểu cách của người Việt: "Good evening, Madam. May I have a honour to serve you? Do you like my Coke?" (Chào bà, Tôi có thể hân hạnh phục vụ quí bà. Bà có muốn món Coke (Coca Cola)?). Bà này trợn mắt nhìn tôi, ra vẻ ngạc nhiên, rồi lắc đầu bỏ đi. Tôi băn khoăn chẳng hiểu chuyện gì? Hôm sau, tôi đánh bạo đến hỏi bà: "I am sorry, yesterday I have found your strange look when hearing my invitation. Was there a wrong?" (Xin lỗi, hôm qua tôi thấy bà nhìn tôi kỳ lạ khi nghe lời mời của tôi. Có điều gì không ổn vậy?). Bà giáo mỉm cười độ lượng: "Yes, I had misunderstood yours. Today, I just find out that your pronunciation is not correct. You said "Coke" not sound like "Coke" but "Cock". Cock is a male chicken but it also has a dirty meaning else. You should be careful when saying this word to a lady". (Vâng, tôi đã hiểu lầm anh. Hôm nay, tôi mới hiểu ra là anh phát âm không đúng. Anh nói chữ "Coke" mà không giống "Coke" mà thành "Cock". Cock là con gà trống nhưng nó cũng có một nghĩa khác xấu. Anh phải cẩn thận khi nói từ này với một phụ nữ).
Johnson "gỡ gạc":
- Hi hi ... Anh bạn người Việt dẫn tôi đến thăm nhà, đến trước ngôi nhà của mình anh nói: "Đây là nhà tôi, mời ông vào chơi", gặp vợ anh ta ra đón trước cửa, anh ta lại giới thiệu: "Đây là nhà tôi, mời ông vào chơi". Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng không hỏi và bước vào nhà, nhà anh ta thật đẹp (vợ anh ta cũng vậy!). Tôi lịch sự muốn khen chủ nhà và nói: "Nhà anh và nhà anh thật đẹp". Hai vợ chồng nhìn nhau cười. Vì đi lâu ngoài đường, lại không có WC công cộng, nên tôi hỏi anh chủ nhà "Xin ông cho tôi vào cái chỗ đi toilet của nhà ông được không?" Hi hi ... lúc đó tôi không nghĩ đến cái sự buồn cười của câu này, hôm sau nghĩ lại tôi mới thấy. Lúc ấy, vợ người bạn lại nguýt tôi: "Rõ khéo, cái nhà anh này hay nhỉ?". Ủa, nhà tôi ở đâu đây vậy?

Tôi cười to kể tiếp:
- Lần đầu tiên sang Châu Âu cách đây 10 năm, tôi quen một cô sinh viên Hà Lan. Chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Cô rủ tôi ra bãi biển nằm phơi nắng và nói chuyện. Hôm đó, tôi chẳng đem theo cái gì để trải xuống bãi cát để nằm cả. Nói với cô này, thì cô mỉm cười: "Oh, never mind. You can lie down at my top" (Ồ, không sao. Anh có thể nằm trên cái top của tôi). Tiếng Anh của tôi cũng chẳng giỏi gì nên chẳng hiểu là nằm trên top là nằm ở đâu? Tôi chỉ biết top có nghĩa là đỉnh, là ở trên. Vậy nằm ở trên là nằm đâu? Nằm trên đầu thì chắc là không đúng rồi, ai lại nằm trên đầu mà nói chuyện với phụ nữ. Chẳng lẽ nằm trên... mình cô này? Hồi lúc trước đi Tây, tôi nghe nhiều thằng bạn nháy mắt kháo nhau rằng, phụ nữ Tây nó... Tây lắm, thích thì sẵn sàng... chiều! "Tình cho không biếu không" mà. Vậy là... lẽ nào??? Tới nơi, tôi mới bật cười và thấy mắc cỡ trong lòng khi thấy cô này cởi áo khoác ra, trải dưới bãi cát và chỉ tôi nằm trên đó. Tối đó, về đến nhà, tôi lặng lẽ lật từ điển Anh - Việt ra xem, mới biết thêm là top còn có nghĩa là cái áo khoác ngoài của phụ nữ. Trời ơi!

Johnson vỗ vai tôi:
- Chút xíu nữa bạn là ... hố to rồi. Ha ha ... Năm ngoái, tôi có đến thăm miệt vườn Nam bộ, tôi có nghe một câu thế này mà lúc đó chẳng thế nào hiểu được: "Hôm qua, qua nói qua qua mà qua hổng qua. Hôm nay, qua hổng nói qua mà qua lại qua"...

..............
Câu chuyện của chúng tôi còn dài. Chia tay với Johnson ở ga Huế. Lững thửng dọc theo con đường về chợ Đông Ba, trong đầu còn vương vấn câu chuyện rắc rối tiếng Việt với Johnson, ông già chạy xích lô lẽo đẽo theo sau:
- "Ôn nớ, ôn đi về mô khôn hè?"

Tôi gật đầu, bước lên chiếc xe cũ rích, buộc miệng:
- Có tiệm sách nào gần đây nhất, Bác? Tôi muốn mua một quyển Tự điển Tiếng Việt.

Tôi bất chợt nhớ ra rằng, trong tủ sách gia đình của tôi, có đủ loại tự điển các nước, nhưng chưa hề có một quyển Tự điển Tiếng Việt nào.
-

Thứ Bảy, tháng 8 25, 2007

CHO NHỮNG AI ƯA NHẠC SẾN

Chồng tôi là người khoái nhạc sến - dù 2 người tự xưng là "kẻ mạnh" trong gia đình cứ mặt mũi nhăn nhó, khó ưa khi phải mở dĩa theo yêu cầu (!). Mà hình như hổng phải một mình ổng thích mà còn nhiều người lắm thì phải. Hầu như, tất thảy những lần VPTN tổ chức tiệc tùng - thể nào lúc tiệc gần tàn, đêm về sáng là các tay L.Đ.B, L.H.T, L.T.Q, N.D... ôm ghi ta mà... sến chảy nước ! Đám bạn của tôi cũng vậy - toàn là dân mê Trịnh, mê Phạm Duy, chuyên trị nhạc ngoại "quý xờ tộc" - nhậu vô tưng tửng là hết sến đến tân cổ giao duyên !
Thứ Bảy cuối tuần, tự dưng nhớ chuyện cũ nên tiện tay post lên đây bài báo trên một trang web viết rất thú vị về nhạc sến. Hổng biết tác giả là ai để xin phép nữa. Thôi thì ông (bà) lượng thứ !

Nhạc Sến - Giai điệu của quê hương
Hoàng Mai Phi, Aug 25, 2006
Đã từ lâu, chữ sến đã hiện diện trong ngôn ngữ Việt Nam; hay đúng ra chữ "sến" đã hiện diện trong ngữ vựng của văn hóa miền nam Việt Nam. Chữ "sến" từ đâu đến, ai đã khám phá và phát động chữ này trong tiếng Việt thì người viết không thể xác nhận chính xác. Rất tiếc rằng Việt Nam chưa dựng lên cái gọi là Hàn Lâm Viện Ngôn Ngữ như một số quốc gia, nên một số ngữ vựng được tự do phát triển, theo từng vùng và đồng thời chịu ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử và xã hộị Từ lúc còn nô đùa vô tư cùng đám bạn trong xóm và tại trường học, tôi đã ít nhiều quen biết với chữ "sến", có lúc chính tôi và một số bạn bị gán hay bị chỉ trích " Sến quá mày ơi !" nhưng thật tình chính tôi và các bạn tôi cũng không tài nào giải thích nổi chữ sến nghĩa là gì. Nhưng khi bị gán cho cái gọi là "sến" thì không ai bảo ai, không mấy ai hài lòng hoặc có khi phá lên cười một cách thích thú hay tệ hơn đó là "quê độ".

Một số tác giả cho rằng chữ "sến" do chữ "sale" trong Anh ngữ được đọc trại đi. Vì lẽ hàng ế ẩm hay phẩm chất kém cỏi nên bán rẻ hơn bình thường, nhưng khi chuyển qua tiếng Việt trong cái gọi là tiếng lóng thì "sến" có ý diễn tả những gì tầm thường dựa trên tính "dỏm" hay "rẻ tiền". Nhưng anh ngữ chỉ thông dụng trên quê hương Việt Nam khi có sự xuất hiện của các người lính viễn chinh xứ cờ Hoa, do đó giả thuyết trên đây không mấy đứng vững vì các bậc lão thành công nhận rằng tiếng "Marie Sến" đã xuất hiện từ thời Tây còn đô hộ. Vậy chữ "sến" bắt buộc phải hiện hữu trước khi chữ "Marie sến" ra đời vào thời Tâỵ Theo các trưởng lão, thì chữ sến không được mấy ưa chuộng, khi nhắc đến chữ "sến" thì gương mặt các cụ thay đổi như thế nào thì người viết không cần giải thích thêm nhiềụ Có lẽ các cụ liên tưởng đến "marie sến" chăng ? . Khi nhắc đến "ma ri sến" thì người đời thường liên tưởng đến các cô, các bà có dáng điệu đỏng đảnh, áo quần hở hang, đôi khi đi kèm theo một dáng dấp gọi mời . Không ai bảo ai, nhưng tự nhiên, chữ sến không được ái mộ trong quần chúng. Có người lại cho rằng chữ "sến" bắt nguồn từ chữ "sen".

Theo tự điển của ông Nguyễn Văn Khôn thì chữ "sen" dùng để chỉ người giúp việc trong nhà. Trong xã hội Việt Nam vào thời cận đại thì người giúp việc trong nhà thường được đảm nhận bởi các cô gái nhà quê, kém học thức hay không muốn nói là thất học. đa số, họ vì miếng cơm manh áo và lánh nạn chiến tranh nên phải trôi giạt lên thành phố. Vì kém học thức nên họ chỉ tìm được những việc nặng nhọc tay chân mà đa số là giúp việc nhà cho các gia đình giàu có hoặc trong các cửa hàng. Qua hai giả thuyết trên, chúng ta thấy xuất xứ của chữ "sến" hoàn toàn khác biệt nhau, một giả thuyết dựa trên ngoại ngữ và một giả thuyết dựa trên Việt ngữ. Tuy nhiên, điểm tương đồng giữa hai giả thuyết này là sự tầm thường. Cũng có thể vì kiến thức kém cỏi nên các cô gái giúp việc trong nhà hấp thụ cái gọi là "văn minh tây phương" khác với dân sành điệu. Họ thu nhận văn hóa tây phương theo cái nhìn của một người dân quê vốn chất phác đơn giản, mà cách ăn mặc theo thời trang là một thí dụ điển hình nhất. Thông thường nữ giới ưa chuộng mỹ phẩm, mà các cô hành nghề giúp việc cũng không phải là ngoại lệ, ít nhiều các cô cũng để ý nhận xét cách ăn mặc, các loại mỹ phẩm trang sức mà bà chủ hoặc cô chủ xử dụng hằng ngày. Ngoài ra vì tài chánh eo hẹp nên họ chỉ đủ sức với tay đến các lọai mỹ phẩm hoặc các loại quần áo rẻ tiền. Với lối trang sức này, đôi khi tạo nên những hình ảnh khôi hàị Vì đa số họ là gái quê nên tính tình chất phác mộc mạc, thật thà nên đôi khi trở thành ngớ ngẩn buồn cười, người đời vì thế gán cho cái tên "sến" chăng ? Người dân miền nam nói riêng, Việt Nam nói chung thường có khuynh hướng diễn tả viển vông, mà trong ngôn ngữ bình dân thường gọi "nói lòng vòng" hoặc "nói gần nói xa"; đây là một lối nói bắt người nghe phải suy nghĩ nên thay vì so sánh hay xếp hạng một cá nhân nào đó vào tầng lớp "sen" thì họ đọc trại thành "sến" chăng ? Hay phải chăng họ e ngại khi gọi đích danh "sen" mà phải nói trại thành "sến" ?. Cuộc đời của các cô gái làm công này tuy khổ cực nhưng không hẳn là họ không biết rung động. Theo lời các trưởng lão thì ngày xưa, cái thuở mà tiện nghi tân tiến chưa du nhập vào Việt Nam, thì mỗi chiều, sau khi hoàn tất các công việc trong nhà, các cô phải quảy gánh ra giếng nước hoặc các vòi nước công cộng mà người bình dân thường hay gọi phông-tên (fontaine). Tuy họ kém học thức nhưng họ cũng biết rung động như bao người khác, những mối tình "gánh nước đêm trăng" đã được ghi lại rất nhiều trong văn chương. Những mối tình này cũng không đi ra ngoài định luật thông thường, có người nên duyên đầm ấm, cũng có người tan vỡ, đôi khi có cô còn bị vương vào những trái ngang bẽ bàng. Bút mực của một số tác giả đã đổ xuống để nói lên cái nhọc nhằn bất công của xã hộị Theo thiển ý của người viết có lẽ trong một lúc nào đó các ông nhà báo vui tính ghép chữ marie vào chữ sến để làm câu chuyện vui trong ngày nhân dịp một "xì căng đang" (scandal) nào đó . Đến đây, chữ "sến" chỉ là danh từ, dùng để diễn tả một hạng người, một tầng lớp trong xã hội Việt Nam, nó không hàm ý mỉa mai hay châm biếm.

Nhưng khi chữ "sến" được người đời chấp nhận trong ngôn ngữ hàng ngày và biến chuyển dần dà thành tiếng tĩnh từ thì nó lại mang một ý nghĩa không mấy thiện cảm, đôi khi mang lại nhiều bực mình khó chịu. Khi "sến" là tiếng tĩnh từ thì nó diễn tả tình trạng thiếu hài hòa hoặc thiếu óc thẩm mỹ, hoặc tầm thường, hoặc dị hợm khó coi . "Nhân chi sơ tánh bổn thiện", sến khởi đầu là hiền lành vô tội vạ nhưng dần dà "sến" biến thành những lố lăng khó coi mà điều quan trọng bậc nhất là người "sến" thường rất tự hào "ngon lành". Sến không phân biệt tuổi tác, trình độ học vấn, cũng không phân biệt ngành nghề và chức sắc trong xã hội . Sến đã lan tràn khắp nơi, và nhất là không phân biệt phái tính. Chữ "sến" ngày nay không giới hạn cho phái nữ mà nó cũng được áp dụng cho cả nam giớị Nếu một anh chàng ăn mặc loè loẹt với áo hoa, màu sắc sặc sở, tóc chải mượt mà cùng cặp kính râm, chắc hẳn thiên hạ sẽ phê phán "thằng cha đó sến thiệt !". Hơn thế nữa, ngoài việc diễn tả cách trang sức, trong vài trường hợp, chữ "sến" cũng được dùng để diễn tả một hành vi khôi hài khác thường mà ai đó đã thu lượm từ một vài lớp tuồng cải lương, tuy vậy sến không đi đôi cùng cải lương. Nếu một ai đó lượm lặt vài câu hát hay câu nói văn hoa trong một tuồng cải lương thì sớm muộn người ấy sẽ bị phê bình "sến quá ". Hoặc trong trường hợp; bất luận nam nữ, xử dụng các sáo ngữ không đúng chỗ thì bị phán ngay là "sến" để thay cho thành ngữ "dốt hay nói chữ "; một thành ngữ có tác dụng khiêu khích khá mạnh. Một thanh niên, một học sinh trung học đang tuổi "biết đợi biết chờ" rất sợ chữ "sến" ; nếu không may, những chiếc áo dài trắng phán rằng "đằng ấy sến quá " thì đường tình duyên của anh ta chắc chắc không dài bao nhiêu, đôi khi bị bế tắt hoàn toàn là khác. Hoặc khi, bạn bè chế nhạo người bạn rằng " con bé đó sến quá " thì chắc rằng anh chàng kép sẽ không mấy hài lòng. Ngôn ngữ phát triển đồng thời với những phát triển về mặt xã hội và văn hóa, chúng ta hẳn còn nhớ những câu nói như "sức mấỷ" , "bỏ qua đi tám" , "năm trên năm" , " còn lâu" , v.v.. Chữ "sến"cũng không phải là một trường hợp đặc biệt. Sau khi xuất hiện một thời gian "sến " biến dạng, đi từ một danh từ sang tĩnh từ để diễn tả từ hiện thực đến trừu tượng. Tôi vẫn còn nhớ rõ, khi còn theo học trung học vào những năm 1968 - 1970; có lần ba tôi đã rầy "sến là cái gì ?". Thú thật cho đến ngày nay tôi hãy còn mập mờ chưa thấu rõ định nghĩa chính xác của chữ này . Ngoài nhận định về cách phục sức, người miền nam dần dà theo đà phát triển của xã hội đã dùng chữ "sến" để diễn tả những câu nói vô duyên, thiếu cảm tình hoặc những sáo ngữ không đúng chỗ . Một cách tổng quát, nếu người đời không thích một cá nhân vì tánh chất tầm thường, thiếu hài hòa, vì một hành vi lố lăng khó coi, vì trong cách ăn nói giao thiệp thiếu sót tính chất lịch sự tao nhả và lễ độ đều bị phán rằng "SẾN".

Tại thành phố Sàigòn, vào những năm trước ngày tháng 4, 1975 ; chữ sến đã được kết hôn với âm nhạc tạo thành một giai điệu gọi là "nhạc sến". Làm thế nào để định nghĩa "nhạc sến"?, mặc dầu rất thông dụng trong dân gian. Đa số các bản nhạc sến được viết theo giai điệu Rhumba, Bolero, Ballade đôi khi được kết hợp với giai điệu của ngũ cung mà đàn tranh và đàn độc huyền không thể thiếụ Lời nhạc sến rất đơn giản , mộc mạc, rất thịnh hành nơi "phông tên", bến xe đò, bến xe buýt, tại chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Muối , bến đò Thủ Thiêm, Chợ An Đông v.v... Vì lẽ đó tất cả các bài hát nào, thể loại nhạc nào được các chị gánh nước, các chú phu xích lô hay thợ thuyền; nôm na gọi chung là giới bình dân, ưa thích và hát nghêu ngao trong những lúc rảnh rỗi đều được gọi là nhạc sến. Điều này rất hiển nhiên, mấy ai đã chứng kiến giới bình dân hát "Nắng có hồng bằng đôi môi em, mưa có buồn bằng đôi mắt em" (Như cánh vạc bay _ Trinh Công Sơn ) hay " Một mai em đi ngày tháng bơ vơ giận hờn" ( Một mai em đi _ Trường Sa) hoặc " Từ giã hoàng hôn trong mắt em, tôi đi tìm những phố không đèn" ( Mái tóc dạ hương).Không riêng gì các loại nhạc khác tại Saigon, đa số nhạc sến vẫn xoay quanh những bản tình ca viết cho những dang dở, các ca khúc diễn tả một cuộc tình mà đôi tình nhân phải chịu những cảnh bẽ bàng vì những môn đăng hộ đối, vì những khó khăn trong cuộc đờị Bài hát mang tính than thở kể lể dài dòng cuộc đời éo le, lòng người thay đổi nhanh như những lúc trời chợt nắng mưa.

"Tại anh đó nên duyên mình dở dang _ em , em nào mộng mơ quyền quý cao sang"
" ngày xưa mỗi lần em buông tiếng hát _ Thì anh tay phím nắn nót cung đàn _ Từng nhịp nhặt
khoan anh ru hồn theo tiếng tơ. Nhẹ nhàng lời ca em thăng trầm theo từng lúc _ Và rồi hờn yêu
anh mỗi lần em hát sai, em nũng nịu cười nói sai là tại anh " (Giọng ca dĩ vãng)
"buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời" (Nửa đêm ngoài phố)
"vừa biết mai này em đi lấy chồng, thương hoài bến đò thương ca? giòng sông, ngày vu quy em
đã đến, buồn chi em ơi đừng khóc, chớ lo gì đã có người thay" (Tiễn em theo chồng)
"em có còn thương nhớ gì không _ trong những đêm lạnh giá canh dài _ một mình lẻ bóng đơn
côi, lời yêu ai đành gian dối kỷ niệm đầu che khuất vành môi" (Tình đời II)
Trong tình trường, đa số các cô gái hay các chàng trong kiếp nghèo phải gánh chịu đau thương, đôi khi lại là do hoàn cảnh chinh chiên điêu linh mang lạị "đêm đêm tôi vẫn về bên mùi hương hoa sứ, nâng niu cây đan đìu hiu thương môi ti nh đầu _ Bơ vơ tiêng đàn lời ca em vê đâu _ đàn ngân lênh buồn tênh rớt rơi cung sầu" (Hoa sứ nhà nàng) " .. chiều nay tôi về thăm mái nhà xưa _ tìm em nhưng em còn đâu nữa, ngườ i xưa đã sang ngang rồi _ một mình chiều nay trên lối nhỏ ngập lá bay _ chợt nhìn giàn hoa leo quanh nhà đang nở tím , kỷ niêm ngày xưa trong tim nghe quá chua cay _ lặng buô n tôi quay gót bỗng thoáng nghe lệ ướt mi " (Căn nhà dĩ vãng )
"Một hôm tôi đên tìm em để từ giã lên đường _ Gửi lại phố phường chuyện đôi mình thương mai xa cách ngàn phương _ Cuộc đời sương gió, chiến chinh nơi miền xa qua những vùng xa lạ quá - Quê hương bao la, những chiều đóng quân ven rừng, gặp hoa trắng ngày xưa thương em nói sao cho vừa" (Người em xóm đạo).
Tương tự như các thể loại nhạc khác, nhạc sến cũng có các danh ca chuyên trị. Chắc không ai phủ nhận ca khúc "Nỗi buồn gác trọ". không thể thiếu nữ ca sĩ Phương Dung, và cô ca sĩ này không thể nổi tiếng nếu không co bài hát này. Cũng như nếu không có Chế Linh, Thanh Tuyền, Giang Tử , Giáng Thu, Thiên Trang, Giao Linh v.v. thì nhạc sến chắc không thể đạt đên tột đỉnh trong xã hội Nam Việt Nam. Với một cấu trúc đơn giản, giai điệu trầm bổng nhịp nhàng gần gũi với cổ nhạc nam phần, lời ca man mác mang màu sắc bình dân, nặng về kể lể sướt mướt mà các nhạc si trứ danh như Trúc Phương, Tú Nhi, Lam Phương, Duy Khánh, Mạnh Phát, Châu Kỳ, Hoài Linh v.v. đã đóng góp một phần không nhỏ cho nền âm nhạc Việt Nam. Họ đã tạo cho âm nhạc Việt Nam một sắc thái đặc biệt, nhất là sự hài hòa, kết hôn giữa các giai điệu tây phương và cổ nhạc Việt Nam. Chăc chắn khán giả sẽ không mấy hài lòng nếu một số ca khúc thuộc "nhạc sến" mà thiếu đàn tranh hay độc huyền cầm thì như "chết nửa đời người", như một tô phở thiếu hành ngò độc đáo hơn nữa nếu bài " Nhớ người yêu" không được người ca sĩ ngâm nga mở đầu bằng bốn câu thơ nhiều đêm thức trọn nhớ thương em nhớ quá làm sao biết ngõ tìm tay trắng anh nào mơ với mộng
nên tình hai đứa vẫn chưa yên thì mất cả cái hương vị, mất cái độc đáo của "nhạc sến". Trăm năm dươi ach đô hộ của thực dân Pháp, những người thuộc từng lớp tri thức dường như có khuynh hướng tôn trọng cac tiến bộ tây phương và dễ dàng chấp nhận các tư tưởng mới du nhập. Hiện tượng này là thành quả của chế độ giáo dục khắc khe của thực dân Pháp áp dụng trên quê hương Việt Nam, các nhà trí thức được đào tạo trong khuôn khổ của văn hoa Pháp, họ nói tiếng Pháp (hoặc ngoại ngữ) trôi chảy và nhất là chiếm được các chức sắc trong chính quyền từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng. Tuy vậy, vấn đề đặt ra không phải vi lẽ đó mà tầng lớp trí thức bỏ quên nguồn gốc Việt Nam. Nếu chúng ta nhìn lại trong lịch sử, đã có không ít các nhà trí thức vẫn tìm cách bảo tồn văn hóa Việt Nam, hiện tượng này gây nên sự xung đột trong xã hội, mà bút mực đã đổ ra không ít. Cuộc tranh chấp được thu gọn trong các thành ngữ rất quen thuộc như "đã cựu nghênh tân" cùng "thủ cựu bại tân", "xung đột cũ mới". v.v. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này, người viết không có ý quy trách nhiệm cho một ai, không phân tích phải trái, nhưng đây la tiền đề để nhưng người thiếu hiểu biêt, những kẻ ham danh lợi, đã cố tình tự biên tự diễn để được người đời kính nể như một trí thức thật sự, nhưng bản chât là một trí thức thuộc loại "nổ". Để tỏ ra một tri thức thời thượng, họ đã tập tành nói ngoại ngữ, họ hành sự như một người hấp thụ văn hoá Pháp hay Tây phương nói chung, coi rẻ những gì bình dân mang bản chất dân tộc tính. Trong văn học, chúng ta vẫn tìm thấy rải rác các nhân vật này trong các thiên tiểu thuyết của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, và nhiều hơn nưa trong các vở tuồng cải lương ma "đời cô Lựu" là một điển hình. Gần đây nhất, MC Nguyễn Ngọc Ngạn cũng đã đề cập đến trong tác phẩm Cõi đêm, tuy rằng bối cảnh và thời gian có khác nhau nhưng thực chất vẫn không khác bao xạ Trong tình trạng đó, những năm tháng trước 1975, tại Saigon, dòng nhạc sến đã được xếp vào hàng bình dân, được xếp vào nguồn giải trí cho tầng lớp "Marie Phông Tên" . Vào thuở ấy, một số người tự cảm thấy thuộc về tầng lớp trí thức rât ngại nghe loại nhạc nàỵ Họ tự cảm thấy rất "quê độ" khi bị người khác bắt gặp khi đang nghe hay đang ngâm nga vài câu hát thuộc thể loại nhạc này, mặc dầu trong tâm tư , một phần nào họ vẫn yêu thích nhạc sến. Tình trạng này rât phổ biến nơi thành thị nhất là tại Saigon, người đời có khuynh hướng dè bĩu những gì mang phong cách bình dân, những gì mang dân tộc tính, những gì dễ hiểu của đại chúng. Hiện tượng này, chẳng qua là do sự du nhập của các chủ thuyết, triết lý của những Paul-Sartre, André Gide v.v. đồng thời các tiểu thuyêt gia gốc Mỹ như Henry Miller, John Steinback, các thiên tiểu thuyết lãng mạn như "Gone with the wind" (Cuốn theo chiều gió) hay "Doctor Zivago". Trong âm nhạc, để tỏ ra thời thượng, sành điệu, giới trí thức đứng tuổi thưởng thức những Beethoven, Mozart, và nhạc cổ điển tây phương nói chung, trong khi giới trẻ đón nhận làn sóng mới với cái gọi là "hippy" với những Francois Hardy, Sylvie Vartan, Johny Halliday, Christophe, Art Sulivan của Pháp. Song song, vơi dòng nhạc ấy, một làn gió mới đã theo chân các chàng chiến binh xứ cờ hoa tràn vào Việt Nam với The Beattle của Anh, hay Lobo, The Three Dogs night, Bee Gees, v.v.. Trong giai đoạn ấy, thanh niên với mái tóc dài đi đôi với chiếc quần ống loa, thanh nữ với chiếc váy ngắn và mái tóc ngắn nhưng dây nịt quần thì lại to bản cồng kềnh, họ cuốn quít theo giòng "nhạc trẻ" . Lẽ đương nhiên nếu những ai trong bọn họ cất tiếng hát
"Thức trọn đêm nay để nhớ thương em, anh nghe tình yêu nhắc nhở êm đềm _ nhờ từng nụ cười ánh mắt nhớ lời ngọt ngào âu yếm tóc em thơm giấc ngủ dịu hiền" (Nhớ người yêu) thì "sến là cái chắc".
Cũng trong giai đoạn này, giới sành điệu về âm nhạc được phân định một cách rất rõ ràng. Giớitrung lưu ở thành phố hay giới sinh viên học sinh thì đón nhận và ủng hộ các ca khúc thuộc loại
thời thượng, trưởng giả. Các ca khúc này được trình bày tại các vũ trường với lời lẽ văn hoa trau chuốt cùng các giai điệu hiểm hóc . Trong khi đó giới bình dân và lính tráng thì đón nhận và ủng hộ nồng nhiệt giòng nhạc sến. Mặc dầu vậy, tuy không chính thức thành văn bản trong các thống kê, nhưng ai cũng ngầm hiểu rằng một số không nhỏ giới sành điệu trong tầng lớp trung lưu trí thức kể trên vẫn ái mộ nhạc sến . Họ mến mộ nhạc sến, nhưng không dám chánh thức vỗ ngực thố lộ vì sợ bị chê bai là "đồ cải lương" , "sến thiệt" . Họ phải tỏ ra sành điệu với các điệu nhạc của Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Lê Uyên Phương, Vu Thành An, Trường Sa (trước khi chuyển qua viết tình ca, nhạc sĩ Trường Sa đã sáng tác một số ca khúc thuộc loại .... nhạc sến) , Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang v.v. đây cũng là giai đoạn mà hiện tượng hippy bắt đầu viếng thăm đất Giao Chỉ, nó kéo theo vào xứ An Nam một luồng gió mới, nó đã tạo một hiện tượng lạ đánh vào giới thanh niên miền Nam, mà hậu quả là giòng "nhạc trẻ" được khai sanh trên miền nam Việt Nam. Thời điểm "hippy" thịnh hành cũng là lúc chiến tranh leo thang tột đỉnh và tàn khốc nhất, đây là lúc mà chủ đề người lính trận miền xa được nhắc đến nhiều nhất mà không một thể loại nhạc nào khác có thể đáp ứng kịp thời bằng giòng nhạc sến với những "Ngoại ô buồn" , "Ngày sau sẽ ra sao" , "Ba tháng quân trường" , "Thư vê em gái thành đô", "Căn nhà ngoại ô" , "Thành phố buồn" , "Biễn mặn", "Chúng mình 3 đứa", "Vọng gác đêm sương", v.v. Nhưng lúc cô đơn nơi tiền đồn heo hút, ăn ngủ và chiến đấu trong các giao thông hào và hố cá nhân, chắc chắn những Mozart, Beethoven hay Beattle, Adamo, Art Sulivan, Andy Gibbs không thể nào cảm thông với tâm tư của người lính trận bằng giọng ca của Chế Linh, Nhật Trường, Phương Hồng Quế, Thiên Trang, Thanh Tuyền, Giao Linh v.v..
Thời gian cứ trôi, những ảnh hưởng tân thời, hoàn tất công trình chinh phục trong cấp thời phải trả lại cái thân thuộc, cái âm hưởng và những giai điệu quê hương. Ngay trong các tầng lớp; tự xưng la trí thức cao cấp kể trên cung có người dần cảm nhận được vài nét trong thứ âm nhạc tâm thường kiạ Thiễn nghĩ, một sinh viên phải nhập ngũ anh phải giã tư mai tóc dài xum xuê, chiếc áo sơ mi cổ to, chiếc quần ống loa với đôi giầy da đế cao to bản để khoác lên mình bộ đồ lính trận thi bài hát "Ba tháng quân trường" và "Vườn tao ngộ" có lẽ dễ gây xúc động hơn ca khúc "Aline" , "Belle" hay "Adieu sois heureuse" hoặc "Yesterday", "Let it be" hay "Imagine". Sau thời gian huấn luyện, đên lúc ra đơn vị tác chiến thì "Thư về em gái thành đô" hay "Vọng gác đêm sương" sẽ chạm va o thần kinh cảm xúc mạnh hơn nữạ Nhất là nhưng khi nhìn thây cảnh tang thương nơi chiến trường, nặng tình đồng đội hay nhìn bạn đồng ngũ ngã gục thì những "Nó và tôi" , "Thành phố sau lưng" , "Trăng tàn trên hè phố" chăc chắn sẽ đi vào lòng người đậm nét hơn. Song song với hình ảnh chiến tranh, không thể bỏ quên nhưng tâm tình yêu thương của người em gái hậu phương và người lính trẻ miền xa vời: "viết tên người yêu lên ba lô nặng trĩu" hay "thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay" . (Thư của lính - Trần thiện Thanh ) "chiều nhìn qua đầu ngõ, dưng dưng niềm thương nhớ dáng xinh xinh một người được nghĩ năm ngày phép, mất hai hôm làm quen , em mới cho mình biết tên" (Căn nhà màu tím)
Đã sinh ra và trưởng thành tại Nam Việt Nam, ít nhiê u trong tâm tư của người dân cũng phảng phất đâu đó hồn phách của ca dao, câu hò, câu vọng cổ; DạCổ Hoài Lang. Tâm trạng phức tạp của giai điệu quê hương cũng không thua kem gì so với những bài giao hưởng của Mozart hay Chopin. Các ca khúc "sến" kia được viêt bởi chính tâm tư, bởi chính tiếng lòng của người sáng tác. Hoặc như có sinh sống trong thời điểm đó, có nhìn thấy và cảm nhận trong hoàn cảnh đó thì mới nhận thức được giá trị nghệ thuật mà người nhạc sĩ đã cưu mang trong nhạc sến . Hơn nữa, với một tập thể đông đảo lính tráng vào thời điểm đó, nhất là bản chất người lính không thích rườm rà lôi thôi, nên việc nhạc sến được đón nhận nồng nhiệt là điều không thể chối cải được, nó đã dần chiếm lại các vị trí đã mất trong xả hội vào những ngày trước . Ngoài những đề tài "viết cho lính", nhạc sến cũng là một đối thủ của các bài tình ca vào thuở đó, giòng nhạc cũng rất trữ tình không thua các thể loại khác.

" con đường xưa em đi - vàng lên mái tóc thề - ngõ hồn dâng tái tê _ anh làm thơ vu quy _ khách
qua đường lắng nghe _ chuyện tình ta đã ghi" (Con đường xưa em đi)
Một đặc điểm khác của nhạc sến đó là cái âm hưởng của các câu hò, câu đối; toàn bài hát có
vần điệu đi theo nhau: "một bước xa rời muôn kiếp ly tan, một cánh thiệp hồng khiến người sang ngang - Mười hai bến nước thênh thang, từ nay đôi nẻo quan san _ Khóc cho đời bạc trắng lửa hồng" (Bạc trắng lửa hồng) "chiều nào nâng ly bôi, tình vừa mới chấp nối, chia ly mà không nói nhau một lời, để rồi bao năm sau, phong sương mòn vai áo, nhớ cố nhân muốn tìm tạ lòng nhau" (Chuyện đêm mưa) "giờ em đi lấy chồng, còn đâu mà trông ngóng, đẹp duyên em với chồng, xây cuộc đời đầm ấm, để anh tan nát lòng" (Được tin em lấy chồng)
Nhạc sến là kết tinh của giai điệu, lời nhạc và tài diễn xuất của người ca sĩ cùng phương thức hòa âm. Tuy rằng một số ca khúc không thuộc giai điệu Bolero hay Rhumba, nhưng với lối diễn xuất và nghệ thuật hòa âm độc đáo nó vẫn "sến". Không ai chối cải được tài diễn xuất của nam ca sĩ Chế Linh khi anh cất tiếng hát "em khóc đi em, khóc nữa đi em, khóc để rồi mai mỗi người một đường _ Tình mãi còn vương một điệu nhạc buồn, có ai thấu từng đêm trường _ Ôm bóng mà thương" trong nhạc phẩm "Em khóc đi em" với giai điệu slow rock. Ngược lại nếu một nhạc sĩ nào đó sửa đổi phương thức hòa âm theo tiết điệu khác và giao cho nam ca sĩ Vũ Khanh hoặc Duy Trác để trình bày nhạc phẩm "Em khóc đi em" này hoặc "Thành phố buồn" thì chắc chắn thính giả sẽ nhăn mặt. Cũng có thể thính giả sẽ phê phán rằng Vũ Khanh hay Duy Trác "hôm nay sến thiệt". điển hình,
là trong một album phát hành vào khoảng năm 1995 nữ ca sĩ Carol Kim đã trình diễn bài "Giọng ca dĩ vãng" với môt tiết tấu khác biệt. Tài diễn xuất và lối hòa âm này đã thay hình đổi hình thức của ca khúc thuộc hàng nhạc sến. Trong khi vào những năm tháng thịnh hành tại Saigon, giọng hát của nam ca sĩ Chế Linh đã đưa bài hát này lên hàng nhạc sến. Một minh chứng khác là trong chương trình Thúy Nga, nghệ sĩ La thoại Tân đã giới thiệu tài diễn xuất của nam ca sĩ Chế Linh trong nhạc phẩm "Mười năm tình cũ" của nhạc sĩ Trần Quảng Nam, qua lối hòa âm và tài diễn xuất của người ca sĩ, người viết thiển nghĩ không thể dựa trên sự trình bày của nam ca sĩ Chế Linh mà ta vội kết luận rằng bài hát "Mười năm tình cũ" thuộc hàng nhạc sến. Trong khi đó với tài diễn xuất của nam ca sĩ Vũ Khanh hay nữ ca sĩ Lệ Thu thì bài hát trên cũng không thể xếp vào hàng nhạc sến được, nhưng cũng rất có thể khán giả cho rằng Vũ Khanh và Lệ Thu là ca sĩ "sến" chăng ?.. Câu trả lời , hiển nhiên là không !
Trong lòng nhạc sến, dường như chất chứa tình cảm của giới bình dân, có lẽ nhạc sến tối kỵ các chàng, các cô con nhà giàụ đa số các chuyện dở dang, lỡ làng đều do thân phận nghèo mà ra nên trong một chương trình ca nhạc của trung tâm ASIA, ban tổ chức đã cho xuất hiện trên sân khấu ba chàng ca sĩ lừng danh nhạc sến: Trường Vũ, Mạnh Đình và Mạnh Quỳnh với "Liên khúc nghèo". Tuy rằng ba chàng ca sĩ này ăn mặc có phần sang trọng, nhưng không phải vì lẽ đó mà không "sến".
Để kết luận hay khép một ca khúc vào hàng nhạc sến ta phải quan sát và phân tích kỹ lưỡng, bài hát phải hội đủ sự kết hợp của giai điệu, lời nhạc, nghệ thuật hòa âm và tài diễn xuất của ca sĩ. Thiếu một trong những yếu tố trên, ta khó mà kêt luận đó là nhạc sến. Nhưng đôi khi vì thiếu hài hòa mà thiên hạ lại phán rằng "sến thiệt" Người viết không tìm ra được danh từ nào để diễn tả nếu một bài nhạc sến sau khi trình bày gặp phải lời phê "sến thiệt". Vì lẽ đã là nhạc sến thì phải "sến". Thưa rằng, nhạc sến là danh từ và "sến thiệt" thì lại là tĩnh từ . Quả thật đây là cái vòng lẩn quẩn của ngôn ngữ. Khi ta nghe Chế Linh, Trường Vũ, Mạnh Quỳnh cất tiếng cho bài hát "Bông sứ nhà nàng" thì ngươi viết dám chắc sẽ có người "rưng rưng" , nhưng nếu giao cho Tuấn Ngọc thì chắc chắn không phải một vài người mà có lẽ tất cả khán giả sẽ "cười lọt ghế " hay "lọt tròng" (tuy rằng người ta nghe bằng tai ), và câu nói đầu tiên sẽ là "sến thiệt" hay "sến quá " cao hơn nữa sẽ là "sến quá cở thợ mộc" hay "sến thầy chạy". Ngoài việc cất tiếng hát, ta không thể bỏ qua lối trình diễn của người ca sĩ. Thí dụ điển hình là chương tình "Tình ca Ngô Thụy Miên" với bài hát "Từ giọng hát em" . Thuở xưa đã có bao người bủn rủn tay chân, ngất ngây "từ giọng hát em" (một sự trùng hợp đầy lý thú) với giọng ca thánh thót của nữ ca sĩ Châu Hà. Mặc dầu khi sáng tác, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên không có ý định viết theo giai điệu nhạc sến, người viết dám chắc có người đã nổi da gà khi thấy cô ca sĩ cùng một số vũ công "lắc lư con tàu đi" mà người bình dân vẫn gọi là "phăng" (fantasie). Không hiểu nhạc sĩ Ngô Thụy Miên nghĩ thế nào chứ riêng người viết thì cảm thấy tệ quá. Một ca khúc được viết trong một giai điệu du dương êm ái, với lời ca chất chứa đầy yêu thương lãng mạn lại bị một tay "sến" hòa âm nên các nhạc công ra sức đập rầm rầm, chát chúa. Đã thế cô ca sĩ lại bò càng trên sân khấu cho có vẻ thời thượng như Madona, hay Micheal Jakson chăng?. Không hiểu khán giả nghĩ sao lại vổ tay ầm lên? Phải chăng vì sợ dè bĩu là chậm tiến, là nhà quê mà các cô cậu trở thành "sến hết ý " . Tiêu chuẩn chê khen tùy thuộc vào cá nhân người nghe, nhưng nhận xét chung cho thấy người nhạc sĩ có thể sáng tác theo nhiều thể loại khác nhau tùy theo nguồn cảm hứng của họ. Nhạc sĩ Lam Phương đã viết bài "Cho em quên tuổi ngọc" và bài "Tiếc" mà trong đó giai điệu và tiết tấu cùng lời ca hoàn toàn không phải đặc thù "Lam Phương" . Vì vậy ta không thể dựa trên lời nhạc để kết luận rằng bài hát thuộc hàng sến . Nếu ai phủ nhận thì hãy đọc lại hay hát lại bài "Hai năm tình lận đận" (Thơ Nguyễn Tất Nhiên _ Nhạc Phạm Duy) với "hai năm tình lận đận , hai đứa cùng hư hao .... hai năm tình lận đận hai đứa cùng xanh xao" ... Thế thì "sến thượng thừa" rồi đấy chứ! Ai bảo Phạm Duy không sến! (xin được diễn tả theo ngôn ngữ miền Bắc). Giả như cụ Phạm đổ lỗi cho thi sĩ thì quả không công bằng vì lẽ cụ có "sến" cụ mới thấy hay mà phổ nhạc nên sáng tác của cụ được gọi là nhạc sến thì đó là điều hiển nhiên.
Khác với các giòng nhạc khác; người viết xin tạm gọi "trưởng giả" để đối lại với cái tính "bình dân" của nhạc sến; thì nhạc sến đã thật sự đi sâu vào tâm tư của dân chúng nhiều hơn hết. Nếu như chỉ dạo nhạc không lời và mời một số người Việt Nam; không phân biệt giai cấp đến thưởng thức thì chắc chắn những giai điệu của nhạc sến sẽ được người nghe dễ nhận biết hơn giòng nhạc trưởng giả. Ngoài ra đặc điểm căn bản của nhạc sến là lời ca đơn giản dễ hiểu, nên được nhiều người ghi nhớ. Trong khi đó , giòng nhạc trưởng giả với lời nhạc trau chuốt, bóng bẩy như ".. sao mắt nhung không nuối tiếc khát khao đợi chờ..." (Chiều nay không có em _ Ngô Thụy Miên) , "..tình ái không xanh như thơ , đến trong hơi thở , rồi trôi rất xa ..." (Hạnh phúc lang thang) hay ".. Nét son dở dang môi sầu, ngõ hoang bước chân gục đầu ..." (Nét son buồn) . Đôi khi lại đầy bí ẩn, đôi khi mang sắc thái triết học và tôn giáo "Ta thấy em trong tiền kiếp với mặt trời lẻ loi" (Trinh Công Sơn) hay "Ôm lòng đêm nhìn vầng trăng mới về nhớ chân giang hồ - Ôi phù dù từng tuổi xuân đã già một ngày kia đến bờ, đời người như gió qua" (Phôi Pha _ Trinh Công Sơn , thì lẽ đương nhiên khó nhớ khó hát hơn vì giai điệu trầm bổng hiểm hóc. Các cô cậu thuộc tầng lớp bình dân chắc chắn sẽ lắc đầu nguầy nguậy" ay da cái quái gì mà rắc rối khó hiểu quá!" . Độc đáo hơn, nhạc sến đã được giới bình dân đón nhận nồng hậu, và cũng chính giới bình dân này đã tái tạo nhạc sến thành một giai điệu trào phúng mà khán thính giả đã không nhịn được cười.
Giòng nhạc trào phúng này, với một số nhỏ đa được các danh hài sửa đổi chút đỉnh trước khi trình diễn trước công chúng, kết quả ra sao thì người viết không cần biện chứng. Như đã trình bày, nhạc sến thịnh hành và nổi tiếng nhờ tập thể quân đội thì cũng chính tập thể này cũng đã thay lời để phù hợp với cái éo le, cái bẽ bàng trong đời chinh chiến "sống nay chết mai". Những giây phút dừng quân, với vài câu hát châm biếm, pha trò từ các bài nhạc sến dễ đem lại sinh khí cho người lính trong giây phút đó hơn là giòng nhạc trưởng giả . Trong chương trình ca nhạc do trung tâm Thúy Nga thực hiện với chủ đề nhạc Lam Phương, người nhạc sĩ tài hoa này đã phát biểu rằng "Tôi rất vui vì nhận thấy rằng giòng nhạc của tôi đã thực sự đi vào lòng đại chúng", để trả lời cho câu hỏi của người điều khiển chương trình khi ông ta đặt câu hỏi về cảm nghĩ của nhạc sĩ Lam Phương một khi nhạc của ông đã được thiên hạ "chế" lời khác như ": giờ thì cũng yêu , mà yêu yếu xìu" . Quả thật, nếu nhạc sến không thực sự đi vào lòng đại chúng thử hỏi tại sao văn chương truyền khẩu Việt Nam lại có quá nhiều "nhạc chế" để làm cho thiên hạ phải cười ngả cười nghiêng . Hai danh hề Vân Sơn & Bảo Liêm gần như là vô địch trong sở trường này. Nhạc chế đôi khi cũng thật thắm thiết và trong một vài trường hợp cũng không kém phần văn hoa, châm biếm. Xin đơn cử môt vài thí dụ điển hình với tính chất trào phúng "huề vốn" như : ( Mùa đông của anh _ Trần thiện Thanh )
....Anh chỉ là người điên trong nhà thương Chợ Quán !
Anh chỉ là người đui bên đường em nhìn thấy
Em đi đi ! Người câm không biết nói
Và người đui không thấy đường
....
( Nửa đêm ngoài phố - Trúc Phương)
Buồn vào hồn không tên
Thức giấc nửa đêm nhỏm dậy đi tìm đào
Tìm khắp xóm nhưng không gặp nàng nào
Làm tim gan tôi cồn cào
Đi tìm một nàng Marie
Tôi nhớ cái đêm nàng đi, dưới ánh đèn bên nhị tỳ
Nàng bước tới trao tôi khúc bánh mì
Mà tôi không ăn, muốn ăn con gà rô-ti
hoặc cay cú vì cuộc sống khó khăn đầy bất công đối với người lính chiến (Tỉnh lẻ đêm buồn - Tú
Nhi & Bằng Giang) Đã lâu rồi anh đi lính để nuôi em - Nhưng em chê tiền anh ít.
Muốn xài sang, anh đi làm sở Mỹ kiếm Dollar về cho em xài
Ở bên đó, em ơi có gì vui chỉ xin biên thơ về cho anh.
Mấy đêm nay rồi , anh đi binh xập xám, anh thua 2 ngàn tám,
em ơi biết cho anh, tiền lẻ không còn.
hay vì xã hội nhiễu nhương (Tàu đêm Năm Cũ - Trúc Phương)
Trời mưa gần tàn
Tui xách hôn đa, đưa tiễn nàng đi ăn nhà hàng
Cầm giấy năm trăm tui hỏi nàng hôm nay tại sao
Thấy em hông được dzui biết rằng em chê tui nghèo ...."
Trên đây chỉ là đơn cử vài thí dụ tiêu biểu cho giòng nhạc chế bắt nguồn từ nhạc sến, thực sự trên thực tế đã có không biêt bao nhiêu bài nhạc chế như thế, giòng nhạc mang đủ loại sắc thái khác nhau .Tuy rằng đây chỉ là văn chương truyền khẩu nhưng lan rộng trong hầu hết các tầng lớp dân chúng từ bình dân đến trung lưu trí thức . Như thế để nhận thây rằng, nhạc sến quả đã đi sâu vào lòng đại chúng. Có lẽ vì tính chất đại chúng và phổ thông nên nhạc sĩ Lam Phương và nhạc sĩ Trường Sa đã gọi là giòng nhạc đại chúng thay vì nhạc sến…. Nhạc sến giờ đây đã chinh phục thêm một số thính giả mà trước đây vẫn coi thường hay e ngại . Giờ đây, ai ai cũng đều nhận rằng Văn Cao, Phạm Duy, Dương thiệu Tước, Cung Tiến có cái tài thì Lam Phương, Trúc Phương, Tú Nhi, Hoài Linh, Mạnh Phát v.v. cũng có cái tài riêng của họ, không thể so sánh quả cam và trái táo . Trong giòng nhạc sến đó, không ai có thể chối cải được rằng các bài hát như "Khúc ca ngày mùa" (Lam Phương) "Xóm đêm" (Phạm Đình Chương), "Ai lên xứ hoa đào" (Hoàng Nguyên), "Nửa đêm ngoài phố" (Trúc Phương), "Thương hoài ngàn năm" (Phạm Mạnh Cương) v.v.. đã được liệt vào tuyệt tác trong nền âm nhạc Việt Nam mà các nhạc sĩ thuộc trường phái khác khó có thể sáng tác được.
Cuốn trôi theo vận mệnh của xứ sở, người Việt lưu vong tại những nơi xa xôi ngàn dặm trông ngóng nhớ về quê hương, họ ráng tìm lại chút kỷ niệm về cội nguồn qua chút gì còn sót lại trên các quyển sách, vài băng nhạc thuở trước. Tại một nơi xa lạ về ngôn ngữ, phong tục tập quán thì những món ăn tinh thần tuy đơn sơ nhưng nó lại có khả năng giúp người nghe vẽ lại một quãng đời đã qua. Nghe lại một bài hát, dù rằng ngày đó không mấy ưa thích vì nội dung có phần tầm thường bình dân, nhưng trong hoàn cảnh mới; khi quê nhà cách xa nửa vòng trái đất, tâm tư người nghe bỗng chùng xuống .Lòng bỗng bồi hồi nhớ lại chuyện xưa, một nỗi buồn man mác khó tả. Riêng chính bản thân người viết bỗng nhớ đến cái thuở nô đùa cùng đám bạn trong giờ ra chơi, trẻ trung và vô tư các chú học sinh "ráng gân cổ" hát hò và cười vang trời . Bài hát "Thói đời" được đổi lời thành "đường tương chao, tàu hủ, dưa leo, ai chưa ăn chưa phải thầy chùa" . Ngày ấy chỉ là trò đùa nhưng bây giờ là kỷ niệm. Kỷ niệm dầu vui hay buồn, khi nhớ lại đều bồi hồi . Khi Hương Lan, Tuấn Vũ, Thái Châu, Mạnh Đình v.v.. cất tiếng thì bỗng từ đâu giòng kỷ niệm chợt trôi về trong tâm tư, như thế thì đâu phải nhạc sến là tầm thường như bao người vẫn dè bĩu, nhạc sến đâu phải "quá ẹ" như ngày xưa mình nghĩ. Thật ra, không phải bài hát "quê mùa" của ngày xưa "dở ẹt" mà là vì nó đang trong tầm tay với, là vì tâm tư người nghe chưa quyện vào lời nhạc nên không cảm nhận được. Khi có mất mát, con người mới thấy cái giá trị của nó. Thì ra những điệu nhạc quê mùa kia, những "sến nương" ngày ấy là hiện thân của mơ hồ ràng buộc gắn bó với quê hương. Theo nhận xét của ngươi viết thì văn chương, thơ phú và âm nhạc, những gì nói lên được tiếng lòng thì sẽ được cảm nhận là haỵ Phải chăng giòng nhạc đại chúng dần dà đã xoa dịu nỗi đau thương, co tác dụng hàn gắn những vết thương trong lòng người Việt trôi nổi theo dòng thăng trầm của lịch sử. Tiếng hát của Trường Vũ, Mạnh Quỳnh, Như Quỳnh đã đi tận hang cùng ngõ hẻm của các khu phố lao động tại Viêt Nam ngày nay. Các ca sĩ chuyên trị giòng nhạc đại chúng bình dân cũng được xếp vào hàng thượng thặng và cũng được gọi là ca sĩ hàng đầu. Mỗi loại nhạc đều có sức thu hút riêng và lẽ đương nhiên giới thưởng ngoạn âm nhạc cũng có cái thú riêng cho từng loại nhạc.

Thứ Sáu, tháng 8 24, 2007

ĐIỆP VIÊN HỔNG HỔNG THẤY !

Trước khi đội đặc nhiệm BTN lên đường đi Sing đã nghe thiên hạ kháo nhau rằng phải đi sục sạo cho bằng hết "cung đường ăn chơi về đêm" - nơi dơ nhất Sing và cũng vô tư xả rác, nhả bã kẹo cao su, quăng tàn thuốc lá... nghĩa là làm được tất tật những gì mình có thể làm ở xứ Việt ngay trên đất nước xanh sạch này mà không bị ám ảnh nộp phạt vài ba trăm đô hay bị đánh mấy hèo giữa thanh thiên bạch nhật. Thế nên Điền Bá Quang mới hớn hở vậy chớ !

Nhưng phải công nhận chỉ có 2 điệp viên này mới "sành" cung đường này đến vậy. Điệp viên áo đen coi mập ú vậy mà quá rành đường đi nước bước dù mới tới Sing lần đầu. Hay nhất là khi đi qua Lor 32 - còn được gọi là phố đèn đỏ - hắn chia động từ "to... qươ" ra sao mà gặp ngay 2 em Việt xinh cực kỳ ! Mấy em mừng hụt vì các điệp viện chỉ hỏi thăm đường đến... khu cháo ếch mà thôi ! Hic hic (tại vì có chủ blog đi cùng, nếu không thì... có Trời mới biết)


Điệp viên béo tốt này thì chỉ đủ sức lội bộ 2 km từ Changi Road đến Geylang Road mà thôi ! Tối về nghe nói chỉ cố thêm vài ba trăm mét nữa là tới khu đèn chớp nhá mà lòng điệp viên quặn đau !


Điệp viên này coi bộ hớn hở dữ hén ! Hắn thó được cái địa chỉ của quán cháo ếch trứ danh xứ Sing: Hong Jun Frog Porridge, 251, Geylang Road. Tay chủ quán này tên Anson Pang (HP: 9487 1574) - tay này uống bia dữ lắm, uống rượu thì chút chút.
Chủ blog mách nhỏ, qua bển cứ vắn tắt nói taxi chở đến Lor 11 - là khu cháo ếch. Quan trọng hơn, lội bộ chút xíu đến Lor 32 là "khu chớp nhá". Ở đây có một vũ trường Việt Nam tên "Đêm màu hồng", gần đó có quán "Cơm tấm Việt Nam". Hay lắm... lắm !!!!



Thứ Năm, tháng 8 23, 2007

GIA ĐÌNH DZUI DZẺ !

Trước khi đi Sing, con rủ ba làm siêu mẫu

Thừa thắng xông lên, ba kiu Tâm bì đặt làm mẫu trước nhà hát "trái sầu riêng"


Lại còn bon chen chụp hình với anh Bồ Câu nữa chớ

Coi bộ gia đình này cũng "cưa sừng làm nghé" gớm !




Nghiêm chỉnh lại chút coi

Hồng hạc đẹp vậy mà hổng ngắm, quay lưng lại uổng vậy Trời !

NGÀN CÁNH HOA

Đây là bó hoa "hoành tráng" mình và bé Diễm tặng Xuân Anh nhân ngày nhận bằng Tiến sĩ. Tiệc tùng xong cả nhóm dong xe về Cần Thơ. Cô Thuỷ bảo đem về nhà cắm kẻo phí. Vậy là gia đình có một bình hoa to đùng !


Lúc này, hoa lan nhà cũng nở rộ


Cả giò hoa lan màu xanh mướt mà anh Chiếm (Bến Tre) tặng mình cách đây độ chừng 3 năm


Nhưng thích nhất là những giò lan mình đem về từ đỉnh núi Chúa, Phú Quốc cũng đã nở hoa tưng bừng



Dù cánh hoa thật mong manh sương khói, nhưng quá đẹp, phải không !


W...O...A...





Nói gì đây bà con !!!

Thứ Ba, tháng 8 21, 2007

BỐN NGÀY KHÔNG BÁO CHÍ

Bốn ngày không báo chí, không lướt web. Cảm giác thật sướng ? Thư giãn hoàn toàn ?
Không hẳn là vậy.
Ở sân bay Changi, tranh thủ đọc mail. Có vài ba cái mail với những thông tin khiến mình và một số đồng nghiệp đi cùng buồn, sốc cho bạn !
Lướt vội qua blog của hàng xóm nhìn tấm hình đọt choại thấy đã gì đâu. Tối mịt mờ ghé quán Minh Phú, Cái Bè làm ngay một dĩa rau luộc chấm chao. Đã !
Sẽ kể chuyện sau. Giờ lại đọc báo tiếp tục !
Nhắn tin: chủ blog có một số chai rượu rất ngon. Hôm nào tụ hội ở 99 nghen bà con !

Thứ Năm, tháng 8 16, 2007

CHƠI CHỮ QUÁ DZẬY MẤY CHA !

Hổm rày coi bộ mấy cha phát ngôn trên báo chí khoái chơi chữ dữ dội à nghen.
Hôm trước, một sếp ở quận Hải Châu, Đà Nẵng thì hổng muốn gọi kiếm là... kiếm. Theo lẽ của chả thì "cái vật này" hổng có nhãn mác - rứa thì mần răng mà gọi là kiếm được đây (!). Theo đà nầy, mai nầy mấy tay giang hồ bị lập biên bản với hành vi dùng mã tấu chém người coi bộ hơi bị căng nghen - cách chi thì cũng phải tìm cho ra nhãm mác mới khép tội chớ !
Sáng nay, báo chí lại cho hay một sếp ở Bình Dương thì gọi súng là... "một loại công cụ hỗ trợ" - dẫu cho sếp này cũng công nhận "một loại công cụ hỗ trợ" này đã bị... cướp cò (!).
Tất cả sự chơi chữ này đều bắt nguồn từ một "quý tử". Tôi chẳng muốn bàn sâu vô chuyện này, đọc báo cũng đủ hiểu. Nhưng quả tình nhìn tấm hình "quý tử" này mặt mày kinh khỉnh, điện thoại bất cần đời trên các mặt báo cũng đủ ứa gan.
Cứ nghĩ mãi nếu thay vào đó là con mình, là cháu mình, là em mình thì sao ?
Tôi nhớ cách đây độ một năm, mua cho thằng con cái máy nghe nhạc MP3. Trưa đi làm về trời nắng chang chang thấy "a chự" vẫn đứng nhịp nhịp giò trước cổng rào, mình mẩy lắc lư theo điệu nhạc, cái tai nghe thì ló ra từ túi quần. Ứa gan ! lôi vô sạc cho một trận. Thằng con ngẩn tò te vì theo nó hiểu bạn nó đứa nào cũng vậy cả. Nhưng trời ơi ! xứ Việt mình có những chuẩn mực đạo đức khác hẳn. Không gò những ứng xử nhỏ nhất thì khó lòng lường được hậu quả sau nầy.
Không hiểu sao, đến tận giờ tôi vẫn nhớ như in hai cô giáo giáo già của tôi - cô Nê, cô Đóa dạy lớp 1, lớp 2 trường Đoàn Thị Điểm, Huế. Mỗi khi vào lớp, hai cô đều lấy cái trước làm bằng tre lên nước bóng loáng gõ một cái chát xuống bàn, mỗi lần gõ là một lần chúng tôi thót hết tim, gan và gào lên thật to - "Tiên học Lễ, Hậu học Văn". Chỉ có vậy thôi, lập đi lập lại mà tôi vẫn giữ y nguyên cảm giác vừa sợ, vừa cung kính đến giờ. Cách đây hai năm, trở lại thăm trường cũ. Vẫn còn nguyên những gốc phượng, những giàn bông tigon, những phòng học cách đây 35 năm tôi đã ngồi. Lạ là tôi vẫn thấy sợ, thấy run khi bước vô cổng trường !
Lan man một chút trước đi xả hơi cùng bạn bè Tòa soạn.

COI BỘ KỲ À NGHEN !

Sáng nay, báo Cần Thơ đăng như vầy:

"ÔNG ĐINH VIẾT KHANH, GIÁM ĐỐC SỞ DU LỊCH TP CẦN THƠ:“Sự hợp tác giữa bà Mười Xiềm và Công ty Du lịch Phù Sa trên cơ sở hai bên cùng có lợi”
Sự kiện nghệ nhân Mười Xiềm được chọn đi biểu diễn tài năng làm các loại bánh dân gian tại Lễ hội đời sống dân gian Smithsonian ở thủ đô Washington (Mỹ) được dư luận công chúng trong và ngoài nước tán dương. Chuyến đi này là cơ hội góp phần làm vẻ vang cho văn hóa truyền thống và hình ảnh người phụ nữ Việt Nam nói chung cũng như phụ nữ Cần Thơ nói riêng. Các món ngon của nghệ nhân Mười Xiềm được đông đảo bạn bè quốc tế biết đến, cũng đã làm cho ngành du lịch TP Cần Thơ nở mặt.
Sau sự kiện này, việc tiếp tục bảo tồn và phát huy tay nghề truyền thống cũng như sản phẩm văn hóa phi vật thể của Cần Thơ sẽ có điều kiện ngày càng tốt hơn, quảng bá rộng hơn để thu hút du khách về TP Cần Thơ - đó là mục tiêu của ngành du lịch TP Cần Thơ. Đứng về góc độ của ngành du lịch nói riêng, kinh tế thị trường nói chung, nghệ nhân Mười Xiềm có thể ký hợp đồng với bất kỳ công ty du lịch nào hay bất kỳ nhà hàng khách sạn nào trên địa bàn TP Cần Thơ, miễn sao có thể quảng bá được thương hiệu của mình. Điều đó cũng góp phần giúp cho ngành du lịch TP Cần Thơ có thêm sản phẩm mới. Việc Khu du lịch Phù Sa ký kết với bà Mười Xiềm, hai bên cùng thỏa thuận với nhau. Nếu nghệ nhân Mười Xiềm cảm thấy công cán mình được đền đáp xứng đáng thì chọn ký kết; nếu không thì từ chối... không hề có bất cứ sức ép nào. Ngoài ký kết với Khu du lịch Phù Sa, nghệ nhân Mười Xiềm cũng có thể ký hợp đồng hợp tác với các đối tác khác nếu thấy sắp xếp được. Theo đó, nghệ nhân Mười Xiềm có thể hợp đồng cùng với nhiều điểm du lịch. Tên tuổi và uy tín của nghệ nhân Mười Xiềm ngày càng bay xa thì ngành du lịch TP Cần Thơ ngày càng thu hút được nhiều khách.
Việc ký kết giữa nghệ nhân Mười Xiềm là bước chuẩn bị các sản phẩm mới của Công ty Du lịch Phù Sa nhằm hướng tới phục vụ Năm Du lịch Quốc gia “Miệt vườn sông nước Cửu Long” (Mekong – Cần Thơ 2008). Khu làm bánh dân gian của Nghệ nhân Mười Xiềm nằm trong khuôn viên làng nghề rộng khoảng 5.000m2 của Khu du lịch Phù Sa. Khu này tái hiện từng công đoạn chế biến các loại bánh dân gian từ khâu ngâm gạo, xay bột, pha chế đến chuẩn bị công cụ. Ngoài ra, làng nghề của Khu du lịch Phù Sa còn xuất hiện nhiều nghề truyền thống khác như: dệt chiếu, đan đát, làm bánh tráng, nấu rượu... và sẽ được đầu tư hoàn chỉnh vào tháng 10-2007".


Vậy nhưng sự thể giấy trắng mực đen là như vầy:


Vậy nên đừng mơ tưởng nhé bà Mười.

Dân miền Tây có câu rất hay: "Thấy dzậy mà hổng phải dzậy".

Thứ Ba, tháng 8 14, 2007

NỤ CƯỜI BÀ MƯỜI


Tấm bảng "Bánh xèo Mười Xiềm" rốt cùng đã được trở về đúng vị trí ban đầu. Bà Mười Xiềm cười toe trước ống kính. Nhưng vui nhất phải là ông Mười, dù ông chỉ cười mỉm chi. Coi bộ ông "chủ nhì" này hay nghen ! Bà Mười rủ rê quyết liệt lên ăn bánh xèo. Hẹn sau khi đi Singapore về vậy !

Vui quá thể !

Thứ Hai, tháng 8 13, 2007

BAN ƠN - CHỊU ƠN

1. Nhớ hôm họp tổng kết cuối năm tại Tòa soạn, chị N.T.K.Cúc thắc mắc đại khái rằng - tại sao tôi đã làm nhiều chuyến từ thiện đến vậy mà không thấy đưa vào báo cáo. Tôi thành thật trả lời - cái tôi làm là làm cho tôi, tự thân tôi thấy cần phải làm như vậy. Và tôi cũng biết ơn vô cùng khi mình có được công việc, vị trí để dễ đi xin của người giàu cho người nghèo. Và suy cho cùng, những người nghèo, những người khuyết tật, những thân phận không may... đã "cho" tôi nhiều hơn là "nhận" được từ tôi.
Và với công việc làm từ thiện này, thật khó vô cùng để không phải bước qua lằn ranh giữa tâm thế chân thành đem niềm vui đến với mọi người và cái thái độ đi "ban ơn" cho người đời.
2. Chuyện của bà Muời Xiềm cũng vậy. Bà hay tình thiệt nói với tôi rằng: "Tui được Nhà Nước cho đi Mỹ... Tui được vậy là nhờ mấy cô, mấy ổng...". Quả là một bà già đáng kính trọng, có nghĩa khí mặc dầu bà là một kẻ thất học vô danh. Chỉ tiếc rằng cái ý tứ "chịu ơn" của bà lại khiến nhiều người cứ hoang tưởng mình là người "ban ơn". Nhiều vị quan quyền cũng mạnh miệng nói: "Bà được Nhà Nước cho đi Mỹ", "Bà được đi Mỹ sướng nghen". Ngay cả một số đồng nghiệp cũng có người nói: "Bả được đi Mỹ rồi về làm phách"... Hiếm thấy một bài diễn văn nào có hàm ý: "Bà là một sứ giả văn hóa thành công nhất trên đời. Bản thân tui... chịu ơn bà lắm lắm". Có kẻ lại "ban ơn" bằng cách cho bà lựa chọn 1 trong 3 thứ họ đặt ra. Bà Mười dẫu nghèo nhưng cũng biết thiệt hơn, nhưng nói làm sao đây khi bà vốn là kẻ "chịu ơn".
Khi Thanh Niên đăng tải bài viết "Bà Mười Xiềm bị ăn theo thô bạo" - nhiều người điện thoại đồng cảm với tôi, nhưng cũng có người lại bảo chuyện nhỏ xíu vậy mà tôi làm lớn chuyện. "Chuyện nhỏ" hay không đây ? Vấn đề tôi đặt ra đây nào chỉ là chuyện thương hiệu, chuyện làm ăn kinh tế. Toàn bộ là chuyện văn hóa đó mà. Buồn là nếp sống lâu nay cứ khiến cho người ta hay hiểu lầm đối tượng "ban ơn" và "chịu ơn"; người ta hay bỏ qua chuyện tại sao một bà nông dân lại không sao thoát khỏi một mặc cảm thân phận đến vậy. Nhiều người không đồng tình khi tôi dùng hai chữ "hỗn và tham". Vậy dùng từ nào cho đúng đây. Có "hỗn" hay không khi họ ứng xử với bà Mười như vậy - bà là một nghệ nhân, một sứ giả văn hóa kia mà, mà dẫu bà chỉ là một bà già bán bánh ven đường đi chăng nữa thì bà cũng có tư cách của bà, có đáng để chèn ép, để lợi dụng đến vậy không.
Tôi nhớ khi các bạn đồng nghiệp treo tặng tấm bảng "Bánh xèo Mười Xiềm" lên ngôi nhà lá (được dựng lên bằng tiền của bạn đọc và của bà Mười nhín nhút lộ phí họ cấp đi Mỹ), tôi đã vui đến chảy nước mắt. Tôi cũng không nhớ mình đã dẫn bạn bè lên ăn bánh xèo của bè bao nhiêu lần đi nữa. Tôi tự hào vô cùng mỗi khi đọc một bài mới về bà, hay nhận những ý kiến bạn đọc phản hồi về bà. Thành ra, tôi mới giận đến vậy khi thấy những tấm bảng "trịch thượng" nhường kia. Anh có thể làm gì đó tại khu du lịch của anh là tùy ý nhưng đây là nhà của người ta kia mà. Mà ngành văn hóa địa phương cũng lạ khi để sự việc xảy ra như vậy, và cho dù bà Mười đồng ý như vậy. Quả là các đồng nghiệp báo Sài Gòn Tiếp Thị quá hiền, chứ nếu đó là tấm bảng do báo Thanh Niên treo tặng thì sự thể đã khác hơn.
Lại nghe tin, một ông quan phường Trà Nóc dẫn mấy ông khu du lịch nọ "điệu" bà Mười lên trụ sở UBND phường để... ký hợp đồng lao động ! Bà Mười đi mà cứ đáng lô tô trong ngực. Đến đây thì tôi hết biết. Không biết thực hư thế nào. Tôi gọi điện cho anh M., BT quận BT tâm sự chuyện này mà muốn chảy nước mắt. Anh M. cũng thấy bất ngờ khi lính của ảnh làm như vậy. Ảnh cũng hứa thế này, thế kia...
Đến đây thì tôi mới nghiệm ra một điều, khó để họ hiểu được họ đã làm không đúng cái gì, và không đúng như thế nào. Khi mọi công việc chỉ biết răm rắp theo cái đầu mà thiếu một văn hóa nền thì thậm nguy.
Ông Muời mới đây đã cạo đầu. Hổng biết ổng van vái cái gì, hay ông buồn giận cái gì. Có điều không khí nhà ông bà Mười không còn vui như trước. Ông buồn bã nói với tui: "Tui là chủ nhì cô ơi". Dường như ông là người lờ mờ hiểu hai chữ "ban ơn" và "chịu ơn".

"TỰ DO PEPSI - COCA"

"Tự do Pepsi - Coca" là một bài tôi rất thích trong tập sách "Đối diện với chiến tranh" của giáo sư Lý Chánh Trung (NXB Trẻ 2000). Bài này được đăng tải đầu tiên trên tạp chí Tin sáng 18/10/1970. Trước đó, tổng thống Mỹ Nixon đã có một bài diễn văn đêm 7.10 khi ông ta đề ra 5 bước tiến đến hòa bình...

Giáo sư Lý Chánh Trung đã bình như vầy:

"Sự thống trị của đế quốc Mỹ dưới cái vỏ chủ quyền quốc gia, có tính cách toàn diện sâu xa hơn sự thống trị của các đế quốc cổ điển. Nó có thẻ hủy hoại cả linh hồn của dân tộc.

Hiện nay, người Mỹ chưa hoàn toàn thống trị phần đất này. Nhưng ngày nào nhân dân miền nam chấp nhận cho Mỹ vĩnh viễn "bảo vệ tự do" của mình, thì tự do đó chỉ có thể là thứ tự do tiền chế được sản xuất tại Mỹ và nhập cảng vào đây dưới những cái nhãn hiệu như Cô-ca-cô-la và Pép-si-cô-la.

Không Côca thì là Pépsi, hết Pépsi chỉ còn Côca, cả hai thứ đều là Côla. Cái tự do được Mỹ bảo vệ là được tự do lựa chọn giữa Côca và Pépsi, giữa Pépsi và Côca. Sẽ có đảng Pépsi và đảng Côca, Tổng thống Pépsi và Tổng thống Côca để dân ta tha hồ chọn lựa. Đó là tự do "Pépsi-Côca" vậy !"

Từ hôm "Mắc... chưởi" đến giờ tôi cứ ám ảnh và ngẫm nghĩ suốt về những điều giáo sư viết.

Thứ Năm, tháng 8 09, 2007

MẮC ... CHƯỞI !

Khi viết lách tôi không cưỡng nổi việc bộc lộ cảm xúc thật của mình. Có khi vừa viết vừa nhăn nhó - nhất là khi buộc phải viết theo chỉ đạo từ xa; vừa viết vừa tủm tỉm cười - nhiều à nghen, tôi vốn là ngươi ưa cà rỡn, giỡn chơi mà; vừa viết vừa... khóc, nước mắt, nước mũi tèm lem - cũng nhiều luôn, mà bài nào viết có khóc y như rằng được khen quá xá !

Có điều chưa bao giờ tôi lâm vào cảnh vừa viết vừa... mắc chưởi thề như chiều nay ! Tiếc là tôi không phải đàn ông. Cùng lắm cũng chỉ lẩm bẩm "má mày" , lại còn phải nói nhỏ xíu không thôi... lính nghe được, nó phê bình sếp không văn hóa thì thậm nguy.
Vậy nên cứ ấm ức trong bụng. Lại lẩm bẩm... "má mày" !

Khi nào hết "mắc chưởi", tôi sẽ nói rõ hơn vụ này !

Thứ Tư, tháng 8 01, 2007

CHUYỆN MỘT ÔNG ANH

Lúc này bà con, bạn bè xứ mình làm blog quá xá. Mỗi người một vẻ. Trong số đó có hai blog tôi ghé mỗi ngày - một của nhà văn định cư bên Mỹ, một của ông anh bạn định cư ở cù lao xứ mình. Và nếu độ vài ba ngày không thấy một dòng chữ nào được post lên, tôi lại thấy bồn chồn, lo lo vì một nỗi hổng biết chủ nhân có gặp… chuyện gì. Đúng là không đâu !

Trở lại chuyện ông anh bạn. Ông anh này quy ẩn giang hồ đã lâu. Ông đọc nhiều, biết nhiều, hiểu đời chắc nhiều gấp mấy lần tôi. Khi nói chuyện với tôi lúc nào ông cũng tự nhận mình là kẻ vô danh, thất học.

Lang thang trên blog của ảnh thì kẻ xem như là có học như tôi đây lại thấy ông anh này viết lách "lạnh lùng sương rơi" quá. Lén lén “ông anh vô danh thất học” đưa lên đây một số đoạn, mong ông anh bỏ qua cho:

NƯỚC MẮT
Tôi không thích giọng ca của HN. Giọng ca đó đẹp và đầy ma lực nhưng hình như không thiệt tình, đầy kỹ xảo. Nghe chị hát những bài hát của Trịnh Công Sơn nhiều khi thấy chị phô diễn nhiều hơn cái cảm xúc mà bài hát chứa đựng. Lâu rồi, tình cờ xem trên ti vi một phim hình như viết về cuộc đời chị. Có cảnh chị trở về ngôi trường cũ, chung quanh là cô giáo và các em học sinh. Chị khóc ngon lành và nói trong ràn rụa nước mắt về những kỹ niệm thời học sinh ở ngôi trường này. Tôi nhìn nét mặt có phần xúc động nhưng đầy căng thẳng của cô giáo, rồi ánh mắt ngơ ngác của các em học sinh bỗng tôi thấy buồn cười. HN đã khóc quá dư. Nếu đây là một cảnh diễn thì cũng là quá dư nước mắt chứ đừng nói chi là cảnh thật. Những giọt nước mắt quá vạm vỡ, quá mạnh khỏe rơi dài như những nhũ đá vô cảm, tuôn trào ra như từ cái máy bơm, không mang theo một xúc cảm nào. Và chị không tìm thấy sự đồng cảm, trước hết là trong những ánh mắt trẻ thơ, nó không thể hiểu tại sao người ta có thể khóc như vậy và kế đó là tôi, mặc dù tôi là thằng đàn ông mau nước mắt. Nhưng tôi thông cảm. Chị đã đẩy cảm xúc của mình vượt qua sự chân thành một cách xuất thần mà có chính chị cũng không hay. Chị đã cố ý để những giọt nuớc mắt rơi tự do mà không hề che giấu, không hề lau quẹt. Đó là điều không bình thường. Ai cũng vậy tây cũng như ta, khi khóc, như một thứ bản năng người ta hay giấu những giọt nước mắt, vội vã lau đi, chỉ trừ khi niềm đau quá lớn, khiến người ta trút nó vào nước mắt cho vơi đi …

NGÀY BLOG ĐẦY THÁNG
(20/06 -20/7/2007) Anh H, bạn tôi ở Sài Gòn, khi xem blog của tôi anh điện về nói nhẹ nhàng: Làm blog chi vậy, để thời gian làm việc có ích hơn. Tôi cười: Ở không không biết làm gì làm bậy cho vui. Càng về sau viết blog mới thấy tôi nói “làm bậy cho vui” chỉ đúng một nửa. “Làm bậy” thì đúng rồi nhưng “cho vui” thì không. Tôi xấu hổ khi mình không trung thực, không dám trung thực với chính mình. Điều đó làm tôi không vui. Tuy rằng không phải tất cả vấn đề đều như vậy. Thôi thì hãy tạm chấp nhận một cách tương đối để có một trò chơi.
Như bánh bao Trung Quốc nhưn làm bằng 7 phần bìa cạc tông phế liệu được làm mềm bằng hóa chất và 3 phần là thịt ba rọi (báo TT), trong blog của tôi chắc cũng có mớ bìa cạc tông phế liệu, chỉ mong sao nó không tới 7 phần. Tôi không dám nói như cụ Phùng Quán đâu: “…Sự thật còn lớn hơn cả tình yêu, lớn hơn cả trái tim. Chối bỏ sự thật, ôi điều này vượt quá sức tôi…” (Trăng hòang cung, chương 13 – Tình tuyệt vọng). Thật tình tôi không biết lúc sinh thời cụ tìm kiếm sự thật nào nhưng có một sự thật là cụ cũng không viết được tất cả sự thật. Bây giờ mà nói thật cũng phải gan dữ lắm, ông Trần Quốc Thuận, phó chủ nhiện văn phòng Quốc Hội trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên ngày 20/05/2006 (bài Cơ chế này sinh ra nói dối hàng ngày) ông nói:" Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống".
Nhưng thôi, nói tới nói lui làm gì, đó là những bậc danh nhân họ không phải sống mà là chiến đấu. Ai đó hô “hạnh phúc là phải đấu tranh” mà. Còn tôi, một Phật tử, thì tôi nói theo lời kinh kệ:
Nhân duyên sở sinh pháp
Ngã thuyết tức thị không
Diệc danh vi giả danh
Diệc danh trung đạo nghĩa.
(Trí Giả Đại Sư- tp Đại Trí Độ Luận)
Thiền sư Nhất Hạnh dịch: Các pháp do duyên sinh (các pháp là tòan bộ các sự vật hiện tượng) Tôi gọi chúng là không Cũng gọi là giả danh Cũng gọi là trung đạo.
Có nhiều chuyện cũng buồn cười, tôi quen nhiều viên chức, đi chùa hà rằm, nhưng lý lịch thì ghi tôn giáo: không. Nhưng chưa tiếu lâm bằng anh gì ở sở Văn hóa Bến Tre mà tôi nghe kể lại. Hồi trước lâu lâu khai lý lịch một lần, ở mục “Có đi nước ngòai nào không?” Anh ghi gọn gàng mà đầy đủ cả một sự thật thời đó: dễ gì!
ANH CHÍN
Phía sau nhà tôi là nhà anh chín. Nhà sát bên nói chuyện hai bên nghe lồng lộng. Tôi về đây, hẽm Thống Nhất này, từ năm 1989. Con hẽm lúc đó còn là "nông thôn" vì nhà nào cũng có vườn, bây giờ là phố, với những dãy nhà san sát bên nhau. Hồi đó chưa có nước máy, cả xóm xài nước sông từ rạch Cầu mới chảy vào, nước trắng tươi mát rượi, còn bây giờ là những đường mương đen dơ không chịu được. Xóm vui chiều chiều đám đàn ông hú hí với nhau làm một vài xị đế. Còn quý bà thì tụm năm tụm ba nói chuyện ai lấy ai. Nhà đi vắng hàng xóm canh chừng. Có lần nhà cô Hoa bị cháy, chòm xóm xúm nhau chữa và báo cho cô khi cô đang bán ngòai chợ. Cô về tới đám cháy đã được dập tắt, rất may nhờ được chữa kịp thời thiệt hại rất ít. Khi đó xóm này chưa trở thành khu phố văn hóa.
Nhà anh chín sát bên nhà tôi nên thường qua lại. Bên tôi có cúng kiến cũng gởi cho khi thì vài cái bánh ít, khi miếng thịt quay. Hai bên tuy không thân thiện nhưng vẫn "láng giềng hữu nghị, hướng tới tương lai".
Anh chín thất nghiệp nhưng thấy sống nhàn chắc gia đình có người thân ở nước ngòai. Bình thường anh hiền, cạy mõ không cắn nhưng khi uống rượu lại là một tay quậy có tiếng. Anh chửi thâu đêm. Lúc mới về chưa quen tôi rất bực bội nhưng không dám nói. Vợ tôi động viên tôi, anh chín không có ác ý gì, chỉ tại cái tánh vậy thôi, chòm xóm, mình lại mới về đừng chấp làm gì. Như cái loa đầu đường ra rả tiếng được tiếng mất tối ngày đọc "phần trăm gi-đi-pi" gì đó nhức đầu, nhức óc mà bà con còn chịu được, cái loa thì ngày nào cũng phát, còn anh chín lâu lâu mới "phát" một lần, chấp nhứt làm gì.
Nghe lời vợ tôi cố gắng chịu đựng, lâu ngày rồi quen. Tôi thuộc cả cái 'bố cục" chửi của anh. Đầu tiên là anh chửi vĩ mô, chung chung với một nhân vật mà anh kêu là ông trời. Ví dụ: Mày ỷ mày là ông trời rồi muốn ăn hiếp ai cũng được hả? Lầm rồi con... có ngày rồi con cũng đi quét lá đa đó con. Sau đó anh chửi "trung mô", thường là chòm xóm: mày cười tao hả, mày ỷ mày làm kẹo rồi mày cười tao hả (đó là anh chửi tôi). Làm kẹo mà cũng nịnh nhà nước, mời phường qua ăn heo quay... Sau cùng, lúc đã khuya nhưng giọng anh vẫn còn sung lắm anh quay lại chửi dòng họ mình: nó gạt mình, trời ơi. Hồi nảy anh mới chửi trời, bây giờ lại kêu trời ơi. Nhưng cay cú nhứt lại là khi anh chửi anh. Giọng chửi cũng mãnh liệt, không khoan nhượng như khi anh chửi vĩ mô hoặc vi mô, không khác. Quả thật tôi ít thấy ai tự chửi mình mà mạnh dạn như vậy: mẹ mày chín, mày chỉ được nước chửi thiên hạ, mày dám chửi mày hôn? Anh tự hỏi như vậy trước khi bắt đầu... chửi mình. Anh gào lên: mày đừng ỷ mày ăn nhậu rồi làm phách ( tôi không hiểu ăn nhậu mà làm phách nỗi gì), mày đừng ỷ mày có học rồi muớn chửi ai thì chửi...
Có lẽ chính vì điều này mà chòm xóm cũng đỡ quê khi bị anh chửi. Cũng có lẽ chính vì điều này mà dần dần người ta ngộ ra là anh chửi rất công bằng, không phân biệt, không mưu toan, thấy gai mắt chướng tai thì chửi và điều quan trọng hơn là không hờn óan, không thù dai. Chửi xong thì thôi. Như đêm trước chửi tôi thì hôm sau gặp tôi anh vẫn cười rồi than mệt quá! Gần hai mươi năm qua, bây giờ tóc anh đã bạc, hình hài ốm yếu hơn xưa duy chỉ có nhậu chửi thì không giảm chút nào. Điều đó cũng không thể cản trở phường tôi trở thành phường văn hóa. Và không biết lời chửi của anh có "giáo dục" được ai không, chứ riêng tôi mổi lần muốn mời anh em bên phường hoặc một quan chức nào đó đến dự liên hoan cũng thấy kỳ kỳ.
Tôi là người mê mẩn cốt cách dân miệt vườn Nam bộ. Nhưng hình như thời gian qua đi tâm tính người miệt vườn đã khác đi nhiều. Buồn là người có học (họ tự nhận là vậy, xã hội cũng công nhận là vậy) nhiều hơn nhưng kiếm người có cốt cách ngang tàng, nghĩa khí xem chừng nhẹ hơn.
Biết đến chừng nào tôi mới đủ tám phần công lực để dám nhận mình cũng là người thất học vô danh.