1. Câu chuyện sáng nay của con tôi và tôi bàn luận là chuyện Hoàng Sa và Trường Sa. Nói thêm một chút - con tôi vốn mê Lịch Sử, ghiền đọc báo và xem thời sự trên tivi. Nó thuộc vanh vách chuyện Đông, chuyện Tây, chuyện Ta, chuyện Tàu. Và cái mừng nhất là nó có chính kiến và biết bảo vệ lý lẽ của mình đến cùng, đôi khi rất cực đoan ! Con tôi nay đã bước qua tuổi 16, tóc tai cũng vuốt keo dựng đứng, áo quần, giày dép cũng model nầy nọ, lỗ tai lúc nào cũng lủng lẳng head phone vì mê rock… Vậy nên, bạn bè tôi biết chuyện nó mê Lịch Sử ai cũng lấy làm lạ. Riêng tôi rất mừng. Sáng nay lại càng mừng hơn, khi nhận ra con mình đã đủ độ lớn để tôi có thể trò chuyện, bình luận mọi chuyện thế sự với nó như bạn bè.
Trở lại chuyện Hoàng Sa, Trường Sa vì nhân chuyện này lại bàn đến lòng yêu nước. Tôi yêu đất nước nước tôi – đó là lẽ thường tình của bất cứ mọi công dân nào. Có một dịp tôi được ngồi nghe, ngồi ghi chép lại câu chuyện của 2 nhân vật rất nổi tiếng - (tôi sẽ đề cập đến hai nhân vật này trong một cuốn sách sẽ xuất bản) – bàn luận về lòng yêu nước. Một ông bảo: yêu nước đấy là đức tính quý báu nhất của mọi công dân Việt Nam. Ông kia lại bảo: yêu nước phải là bổn phận, còn đức tính quý báu nhất của dân ta chính là phải biết hy sinh.
2. Tôi nhớ năm 1979, khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra tôi còn là một con bé học lớp 7, trường Thuận Thành B, Huế. Giai đoạn đó cũng là lúc khó khăn nhất, đói kém nhất. Năm này tháng nọ, lũ học sinh chúng tôi đến trường bằng cái bụng rỗng không. Trưa về một nồi bo bo đen thui hoặc sắn khô luộc hôi mốc chờ sẵn trên bàn. Vậy mà khi nghe thầy cô trong trường nói chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào là tụi bạn tôi lại nhặng xị lên. Nói thêm một chút, năm đó tụi tôi mới có 13 tuổi, bụng đói mốc meo nhưng suy nghĩ chắc hẳn già dặn và có ngọ nguậy hơn nhiều so với thế hệ bây giờ. Cả trường xúm nhau đào… giao thông hào bao quanh khuôn viên trường, bề ngang nửa mét, chiều sâu cả mét. Không biết cái giao thông hào này có cứu được tụi tôi khi quân Tàu qua hay không (mà chắc là không !). Nhưng cái được lớn nhất của cái giao thông hào chính là… kích động được lòng yêu nước của tụi nhãi nhép như chúng tôi. Còn nhớ Lê Viết Tha, lớp trưởng còn chích ngón tay lấy máu để viết đơn xin đi… bộ đội (cái này do ảnh hưởng bởi sách giáo khoa và bởi mấy anh phụ trách Đội đa phần là bộ đội). Còn tôi, năm đó đang sinh hoạt trong đội Nghi thức mẫu của Nhà Thiếu Nhi Huế. Lúc đó, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là bí thư Thành đoàn và anh Nguyễn Thanh Minh (CVP báo TN) phụ trách trực tiếp tụi tôi. Còn nhớ nhà thơ lấy chiếc xe đạp cọc cạch chở tôi về nhà để xin phép gia đình cho tôi vào ở hẳn trong Nhà thiếu nhi một tuần để tập kịch. Nội dung vở kịch tôi chỉ nhớ mang máng là một thanh niên xin cha mẹ đi bộ đội, cha mẹ không cho, cô em út (là vai tôi đóng) khóc lóc, năn nỉ phụ anh mình… Đại loại là vậy. Dự kiến, nếu chiến tranh nổ ra chúng tôi sẽ diễn vở kịch nầy tại sân khấu công viên Thương Bạc và tiễn đưa các anh lính ra trận. Một kiểu hào hùng, bi tráng như cuộc diễu binh của Hồng quân Liên Xô. Quá lãng mạn phải không ?
Rất may, điều đó đã không xảy ra. Máu không chảy, người thôi chết, nước mắt không rơi. Mãi đến hàng mấy chục năm sau tôi mới nhận ra đằng sau cái không hào hứng, cái buồn ảm đạm của ba tôi - một Phật tử - lúc đó là tại sao ?
3. Tôi có một nhóm bạn chí thân. Tên làm báo, đứa làm diễn viên, tên viết nhạc, đứa nọ là võ sư, là nhà ngoại giao, lãnh sự, đứa thì đang du học tuốt trời Tây… Nghề nghiệp loạn xà ngầu nhưng chơi với nhau khá bền, lang bạt kỳ hồ cùng nhau cũng lắm. Năm trước cả đám kéo nhau lên cột mốc số 0, cửa khẩu Hữu Nghị Quan, Lạng Sơn. Hôm mới đây, tụi tôi lại đặt chân lên mũi Cà Mau, chót cùng đất nước. Rồi những chuyến Phú Quốc, Bến Tre, Trà Vinh, Phan Thiết, Bình Định, Đà Nẵng, Huế, Hội An, Hà Nội, Sa Pa, Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Hà Tây…
Được đi mọi miền cùng nhau như vậy đó là hạnh phúc ! Còn nhớ khi cả đám ngồi nhậu tại Mũi Cà Mau, Đ.H đang ở Washington gọi về í ới: “Trời ơi, tui thèm cái cảm giác này quá” ! Thằng em kiến trúc sư với biệt danh “VDC” thì cứ gào lên: “Oh My God” ! C.M.H thì khá… loãng moạn khi lầm bầm: “Trời, nước tui đẹp dzậy dó hả” ! Nếu luận theo suy nghĩ của người nổi tiếng tôi đã nhắc hồi trên thì xem như tôi và tụi bạn của tôi đã làm tròn bổn phận của mình là yêu nước.
Trở lại chuyện Hoàng Sa, Trường Sa hiện đang là thời sự của các blogger. Mỗi người có một quan điểm và một cách nhìn khác nhau. Cái mừng nhất là ít ra cộng đồng đã không thờ ơ với đất nước của mình. Và đó cũng là cách để họ thể hiện lòng yêu nước có phải không ? Giờ thì tôi lại mong, có một ngày nào đó cả nhóm bạn tụi tôi lại được phiêu lãng, ngôi uống với nhau một ly rượu trên hai địa danh thiêng liêng này. Hãy cứ ước mơ như vậy đi !
Trở lại chuyện Hoàng Sa, Trường Sa vì nhân chuyện này lại bàn đến lòng yêu nước. Tôi yêu đất nước nước tôi – đó là lẽ thường tình của bất cứ mọi công dân nào. Có một dịp tôi được ngồi nghe, ngồi ghi chép lại câu chuyện của 2 nhân vật rất nổi tiếng - (tôi sẽ đề cập đến hai nhân vật này trong một cuốn sách sẽ xuất bản) – bàn luận về lòng yêu nước. Một ông bảo: yêu nước đấy là đức tính quý báu nhất của mọi công dân Việt Nam. Ông kia lại bảo: yêu nước phải là bổn phận, còn đức tính quý báu nhất của dân ta chính là phải biết hy sinh.
2. Tôi nhớ năm 1979, khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra tôi còn là một con bé học lớp 7, trường Thuận Thành B, Huế. Giai đoạn đó cũng là lúc khó khăn nhất, đói kém nhất. Năm này tháng nọ, lũ học sinh chúng tôi đến trường bằng cái bụng rỗng không. Trưa về một nồi bo bo đen thui hoặc sắn khô luộc hôi mốc chờ sẵn trên bàn. Vậy mà khi nghe thầy cô trong trường nói chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào là tụi bạn tôi lại nhặng xị lên. Nói thêm một chút, năm đó tụi tôi mới có 13 tuổi, bụng đói mốc meo nhưng suy nghĩ chắc hẳn già dặn và có ngọ nguậy hơn nhiều so với thế hệ bây giờ. Cả trường xúm nhau đào… giao thông hào bao quanh khuôn viên trường, bề ngang nửa mét, chiều sâu cả mét. Không biết cái giao thông hào này có cứu được tụi tôi khi quân Tàu qua hay không (mà chắc là không !). Nhưng cái được lớn nhất của cái giao thông hào chính là… kích động được lòng yêu nước của tụi nhãi nhép như chúng tôi. Còn nhớ Lê Viết Tha, lớp trưởng còn chích ngón tay lấy máu để viết đơn xin đi… bộ đội (cái này do ảnh hưởng bởi sách giáo khoa và bởi mấy anh phụ trách Đội đa phần là bộ đội). Còn tôi, năm đó đang sinh hoạt trong đội Nghi thức mẫu của Nhà Thiếu Nhi Huế. Lúc đó, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là bí thư Thành đoàn và anh Nguyễn Thanh Minh (CVP báo TN) phụ trách trực tiếp tụi tôi. Còn nhớ nhà thơ lấy chiếc xe đạp cọc cạch chở tôi về nhà để xin phép gia đình cho tôi vào ở hẳn trong Nhà thiếu nhi một tuần để tập kịch. Nội dung vở kịch tôi chỉ nhớ mang máng là một thanh niên xin cha mẹ đi bộ đội, cha mẹ không cho, cô em út (là vai tôi đóng) khóc lóc, năn nỉ phụ anh mình… Đại loại là vậy. Dự kiến, nếu chiến tranh nổ ra chúng tôi sẽ diễn vở kịch nầy tại sân khấu công viên Thương Bạc và tiễn đưa các anh lính ra trận. Một kiểu hào hùng, bi tráng như cuộc diễu binh của Hồng quân Liên Xô. Quá lãng mạn phải không ?
Rất may, điều đó đã không xảy ra. Máu không chảy, người thôi chết, nước mắt không rơi. Mãi đến hàng mấy chục năm sau tôi mới nhận ra đằng sau cái không hào hứng, cái buồn ảm đạm của ba tôi - một Phật tử - lúc đó là tại sao ?
3. Tôi có một nhóm bạn chí thân. Tên làm báo, đứa làm diễn viên, tên viết nhạc, đứa nọ là võ sư, là nhà ngoại giao, lãnh sự, đứa thì đang du học tuốt trời Tây… Nghề nghiệp loạn xà ngầu nhưng chơi với nhau khá bền, lang bạt kỳ hồ cùng nhau cũng lắm. Năm trước cả đám kéo nhau lên cột mốc số 0, cửa khẩu Hữu Nghị Quan, Lạng Sơn. Hôm mới đây, tụi tôi lại đặt chân lên mũi Cà Mau, chót cùng đất nước. Rồi những chuyến Phú Quốc, Bến Tre, Trà Vinh, Phan Thiết, Bình Định, Đà Nẵng, Huế, Hội An, Hà Nội, Sa Pa, Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Hà Tây…
Được đi mọi miền cùng nhau như vậy đó là hạnh phúc ! Còn nhớ khi cả đám ngồi nhậu tại Mũi Cà Mau, Đ.H đang ở Washington gọi về í ới: “Trời ơi, tui thèm cái cảm giác này quá” ! Thằng em kiến trúc sư với biệt danh “VDC” thì cứ gào lên: “Oh My God” ! C.M.H thì khá… loãng moạn khi lầm bầm: “Trời, nước tui đẹp dzậy dó hả” ! Nếu luận theo suy nghĩ của người nổi tiếng tôi đã nhắc hồi trên thì xem như tôi và tụi bạn của tôi đã làm tròn bổn phận của mình là yêu nước.
Trở lại chuyện Hoàng Sa, Trường Sa hiện đang là thời sự của các blogger. Mỗi người có một quan điểm và một cách nhìn khác nhau. Cái mừng nhất là ít ra cộng đồng đã không thờ ơ với đất nước của mình. Và đó cũng là cách để họ thể hiện lòng yêu nước có phải không ? Giờ thì tôi lại mong, có một ngày nào đó cả nhóm bạn tụi tôi lại được phiêu lãng, ngôi uống với nhau một ly rượu trên hai địa danh thiêng liêng này. Hãy cứ ước mơ như vậy đi !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét