1. Buổi sáng cuối năm 2007. Ngồi ở chốn quen thuộc mỗi sáng. Ăn một món ăn quen thuộc. Tán chuyện vu vơ vài câu với mấy ông anh bạn già. Nhận một món quà từ miền Trung - thuốc lá Cẩm Lệ và ớt xanh Đà Nẵng. Chợt nhớ hôm nay là ngày cuối cùng của những chiếc xe lôi.
Trộm nghĩ, phố xá Miền Tây mà vắng bóng chiếc xe lôi kéo cái thùng cọc cạch thì liệu có còn chút chi hồn vía vốn có. Cái không gian văn hoá Nam bộ nếu chỉ là những chiếc xe tải, xe tuk tuk xăng khói mù mịt thì liệu có níu giữ được bản sắc vốn đã mai một lần hồi.
Ngoắc chú Tư xe lôi hay đậu ở góc đường Phan Đình Phùng - Nguyễn Thái Học (đối diện Hoàng Cung) để đi cuốc xe lôi cuối cùng. Hỏi chú: “Bữa nay là bữa cuối ha chú. Mấy ổng có dời cái lịnh đã ban chưa”. Chú Tư trả lời mà miệng méo xệch: “Chú đang chờ con ơi. Để coi mấy ông Hội đồng với nhà báo có cách chi giúp không. Trong khi chờ thì mình phải chấp hành chớ biết sao. Ngày mai mà tụi chú kéo xe, kéo thùng lển nghển ngoài đường, mấy ổng thấy phố xá xấu xí, mấy ổng phạt thì chết”. Tôi hỏi mà lòng còn đau hơn cái miệng đang méo xẹo của chú Tư: “Nhưng rồi tụi con biết đi lại bằng gì đây chú Tư”. “Ngặt nổi còn không mấy ngày nữa là Tết tới rồi con ơi”.
Đau lòng là ở chỗ đó. Mấy ổng ban lệnh cấm thì dễ nhưng lo chuyện nồi cơm, manh áo cho dân mới là chuyện đáng bàn. Đằng sau mỗi một chiếc xe lôi là cả một thân phận, là một kiếp mưu sinh cực nhọc muôn phần. Nghe đâu xứ miền Tây cò bay thẳng cánh này có đến 10 ngàn cái thân phận bọt bèo như chú Tư vậy đó.
Tôi vốn được bạn bè gắn cho cái “Huy chương vì sự nghiệp xe lôi, xe ôm”. Toà soạn phát cho mỗi tháng 300 ngàn đồng tiền xăng xe, có điều tôi chi còn lố hơn số tiền này. Được cái tôi quen tất tật mấy anh, mấy chú xe lôi xe kéo từ sài Gòn cho đến Cần Thơ. Quen đến mức mà ngồi trên xe có thể tán dóc đủ thứ chuyện. Quen đến mức mà ông xe ôm trước Toà soạn ở Cống Quỳnh thấy tôi đứng lựng xựng trước cổng là hỏi liền cô về quận 10 hay quận 4. Quen đến mức mà anh xe lôi trước Co-op Mart Cần Thơ thấy tôi xách lùm đùm, lề đề là hỏi ngay bữa nay chị về thẳng nhà chớ hổng vô văn phòng phải không ! Quen đến mức mà hôm nào bận công việc lu bù tôi có thể điện thoại nhờ anh Hải hay thằng Tuấn xe ôm trước chợ Xuân Khánh ghé vô chị Đáng, vô bé Linh lấy thức ăn về giùm. Hôm trước anh Hải khoe con gái ảnh đậu đại học Cần Thơ. Tôi mừng thiếu điều muốn chảy nước mắt. Chạy vô nhà lấy ra chồng tập học sinh ra tặng cho con gái ảnh. Cũng may mà sức khoẻ của ảnh mạnh ra sau khi bị bệnh thập tử nhất sinh tới ba bốn tháng trời.
Trong những nghề nghiệp kiếm sống bằng sức lao động chân tay xem ra những người chạy xe lôi, xe kéo là có học thức nhất. Ngoại trừ mấy tay tre trẻ, còn hầu hết mấy ông già, mấy chú trung niên đa phần là dân Tây học cả. Nhớ cái đận khó khăn của những năm cuối thập niên 70, đa phần các trí thức nếu không đi vùng kinh tế mới muốn bám trụ ở thành phố đa phần đều chọn nghề chạy xe lôi. Lúc xăng nhớt còn chưa được bán ra ngoài rộng rãi thì họ chạy xe lôi đạp. Tôi còn nhớ mấy ổng chế ra cái thắng xe bằng chiếc dép lốp, gắn vô bánh sau. Mỗi khi xe đổ dốc cầu cao cao cỡ cầu Quay Bạc Liêu lại thấy mấy bác tài đá ngược chân ra sau đạp mạnh vô chiếc dép, miệng la chói lói: dzô dzô… Thắng riết, chiếc dép lốp mòn vẹt thiếu điều muốn lủng mà còn không dư nổi tiền mua chiếc mới. Tới chừng, xăng nhớt có bán ra lại trên thị trường lại thấy mấy bác, mấy chú hè hụi đem chiếc xe 67 ra sửa sang, nâng cấp gắn vô cái thùng là đủ để tà tà kiếm sống. Mấy ông bạn đồng nghiệp kể, ông già chạy xe lôi lâu nhất Cần Thơ nuôi cả một bầy con đậu đại học, ăn nên làm ra. Một người con của ông lão nay làm đến chức chủ tịch một quận trung tâm của đất Tây đô.
Trộm nghĩ, phố xá Miền Tây mà vắng bóng chiếc xe lôi kéo cái thùng cọc cạch thì liệu có còn chút chi hồn vía vốn có. Cái không gian văn hoá Nam bộ nếu chỉ là những chiếc xe tải, xe tuk tuk xăng khói mù mịt thì liệu có níu giữ được bản sắc vốn đã mai một lần hồi.
Ngoắc chú Tư xe lôi hay đậu ở góc đường Phan Đình Phùng - Nguyễn Thái Học (đối diện Hoàng Cung) để đi cuốc xe lôi cuối cùng. Hỏi chú: “Bữa nay là bữa cuối ha chú. Mấy ổng có dời cái lịnh đã ban chưa”. Chú Tư trả lời mà miệng méo xệch: “Chú đang chờ con ơi. Để coi mấy ông Hội đồng với nhà báo có cách chi giúp không. Trong khi chờ thì mình phải chấp hành chớ biết sao. Ngày mai mà tụi chú kéo xe, kéo thùng lển nghển ngoài đường, mấy ổng thấy phố xá xấu xí, mấy ổng phạt thì chết”. Tôi hỏi mà lòng còn đau hơn cái miệng đang méo xẹo của chú Tư: “Nhưng rồi tụi con biết đi lại bằng gì đây chú Tư”. “Ngặt nổi còn không mấy ngày nữa là Tết tới rồi con ơi”.
Đau lòng là ở chỗ đó. Mấy ổng ban lệnh cấm thì dễ nhưng lo chuyện nồi cơm, manh áo cho dân mới là chuyện đáng bàn. Đằng sau mỗi một chiếc xe lôi là cả một thân phận, là một kiếp mưu sinh cực nhọc muôn phần. Nghe đâu xứ miền Tây cò bay thẳng cánh này có đến 10 ngàn cái thân phận bọt bèo như chú Tư vậy đó.
Tôi vốn được bạn bè gắn cho cái “Huy chương vì sự nghiệp xe lôi, xe ôm”. Toà soạn phát cho mỗi tháng 300 ngàn đồng tiền xăng xe, có điều tôi chi còn lố hơn số tiền này. Được cái tôi quen tất tật mấy anh, mấy chú xe lôi xe kéo từ sài Gòn cho đến Cần Thơ. Quen đến mức mà ngồi trên xe có thể tán dóc đủ thứ chuyện. Quen đến mức mà ông xe ôm trước Toà soạn ở Cống Quỳnh thấy tôi đứng lựng xựng trước cổng là hỏi liền cô về quận 10 hay quận 4. Quen đến mức mà anh xe lôi trước Co-op Mart Cần Thơ thấy tôi xách lùm đùm, lề đề là hỏi ngay bữa nay chị về thẳng nhà chớ hổng vô văn phòng phải không ! Quen đến mức mà hôm nào bận công việc lu bù tôi có thể điện thoại nhờ anh Hải hay thằng Tuấn xe ôm trước chợ Xuân Khánh ghé vô chị Đáng, vô bé Linh lấy thức ăn về giùm. Hôm trước anh Hải khoe con gái ảnh đậu đại học Cần Thơ. Tôi mừng thiếu điều muốn chảy nước mắt. Chạy vô nhà lấy ra chồng tập học sinh ra tặng cho con gái ảnh. Cũng may mà sức khoẻ của ảnh mạnh ra sau khi bị bệnh thập tử nhất sinh tới ba bốn tháng trời.
Trong những nghề nghiệp kiếm sống bằng sức lao động chân tay xem ra những người chạy xe lôi, xe kéo là có học thức nhất. Ngoại trừ mấy tay tre trẻ, còn hầu hết mấy ông già, mấy chú trung niên đa phần là dân Tây học cả. Nhớ cái đận khó khăn của những năm cuối thập niên 70, đa phần các trí thức nếu không đi vùng kinh tế mới muốn bám trụ ở thành phố đa phần đều chọn nghề chạy xe lôi. Lúc xăng nhớt còn chưa được bán ra ngoài rộng rãi thì họ chạy xe lôi đạp. Tôi còn nhớ mấy ổng chế ra cái thắng xe bằng chiếc dép lốp, gắn vô bánh sau. Mỗi khi xe đổ dốc cầu cao cao cỡ cầu Quay Bạc Liêu lại thấy mấy bác tài đá ngược chân ra sau đạp mạnh vô chiếc dép, miệng la chói lói: dzô dzô… Thắng riết, chiếc dép lốp mòn vẹt thiếu điều muốn lủng mà còn không dư nổi tiền mua chiếc mới. Tới chừng, xăng nhớt có bán ra lại trên thị trường lại thấy mấy bác, mấy chú hè hụi đem chiếc xe 67 ra sửa sang, nâng cấp gắn vô cái thùng là đủ để tà tà kiếm sống. Mấy ông bạn đồng nghiệp kể, ông già chạy xe lôi lâu nhất Cần Thơ nuôi cả một bầy con đậu đại học, ăn nên làm ra. Một người con của ông lão nay làm đến chức chủ tịch một quận trung tâm của đất Tây đô.
Mà nói chi đâu cho xa. Còn nhớ hồi nhà tôi khăn gói vô Bạc Liêu kiếm sống hồi cuối những năm 70. Tưởng là vô xứ ruộng đồng cò bay thẳng cánh chuyện mưu sinh sẽ dễ như trở bàn tay. Anh em nhà tôi toàn dân được sung sướng từ nhỏ đến lớn vốn chỉ nhờ vào một suất lương công chức của ba tôi nên có biết chi chuyện đối mặt với kế sinh nhai. Ba tôi - một viên chức y tế, vốn cai quản cả một ngân hàng huyết học tại Bệnh viên TW H. - rốt cùng lại lọc cọc đi đạp xe lôi. Ba tôi đạp buổi sáng, buổi chiều đến lượt ông anh thứ Năm của tôi. Ngoài giờ đi học, đi dạy, anh đạp phụ thêm tiền chợ… Lọc lọc, lạch cạch mà rồi cũng qua cái đận đó. Ba tôi đã qua đời khi chưa kịp thấy chúng tôi nên người – theo cái nghĩa là đã định hình cuộc sống – đó là điều mà tôi ân hận nhất. Anh Năm tôi đã ổn định, con cái đứa đậu đại học, đứa học hành giỏi giang và nhất là chúng không đua đòi. Chúng biết cái gốc của mình là từ đâu mà ra. Chuyện nhà tôi là vậy. Nói chi đến chuyện của 10 ngàn gia đình hiện đang nương nhờ chiếc thùng xe lôi.
Chú Tư chở tôi ghé văn phòng, đưa cho chú Tư tờ 20 ngàn và nói chú khỏi thối. Chú lắc đầu quầy quậy không chịu nhận, phải đến khi tôi nói tôi biếu chú cuối năm chú mới thôi từ chối. Mà hồi nào tới giờ đa phần đi xe lôi, xe kéo tôi toàn gặp những người sống thiệt là tử tế - cái chuyện tử tế tưởng chừng là dễ ai dè đôi khi thiệt là hiếm hoi ở những người áo mũ xênh xang mà tôi đã gặp đâu đó trong cuộc đời.
Buồn quá !
2. Buổi chiều cuối năm 2007. Giờ này có lẽ chuyến bay chở gia đình T.C. Khả đã đến Ca li. Trưa qua là một buổi chia tay đẫm nước mắt tại phi trường sau cả một tháng trời pha trộn đủ thứ cảm xúc của anh em, của đồng nghiệp. Đứa cứng rắn như Lợi cũng phải quay mặt đi; chị Ba, Th. Trang, T. Trình khóc ràn rụa. Trên đường về ai cũng nặng trĩu cảm xúc. Chị Ba nói: “Chị không tin là lên S.G đưa chú Khả đi Mỹ. Cứ tưởng tượng như là mình về xem Duyên Dáng VN như mọi năm”. Trang thì nhớ: “Vậy là em hết nghe tiếng ảnh chạy lẹp xẹp, lẹp lên cầu thang nữa rồi”. Trình thì nói: “Nữa vô họp hành, gặp lúc căng thẳng lấy ai dám nói chuyện tiếu lâm cho đỡ khổ đây”… Tôi thì nhớ hình ảnh ba của Khả ôm bé Thức khóc ròng mà buồn không thể tả.
Nhớ cách đây đã chừng 8 năm, tôi kéo Khả về văn phòng làm việc. Khi đó, Kh. đang cộng tác với một số tờ báo khác. Nhiều người nói, quản được tay này là khó lắm đây vì cái chân hắn là chân chạy, không chịu vô khuôn phép nào cả. Tôi vẫn chấp nhận. Và sau khi hắn về văn phòng mới thấy điều… “khủng khiếp” ở hắn không phải là những gì đồng nghiệp cảnh báo. "Khủng khiếp" nhất ở chỗ hắn… viết sai lỗi chính tả đến độ kinh hoàng ! Tôi rèn hắn 8 năm nay, chuyện gì cũng OK cả, chỉ mỗi một chuyện chính tả là chào thua. Đến độ hôm nào thấy hắn nộp một bài viết hết sức trơn tru là tôi lại nhìn hắn đầy hoài nghi: “Ê ! Nói thiệt tao nghe coi. Chuyện lạ như vầy chỉ có 2 phương án: một là đạo bài người khác, hai là nhờ vợ sửa lỗi chính tả phải không”. Hắn cười lỏn lẻn bảo: “Chị thông cảm đi. Em là nạn nhân chiến tranh mừ. Hồi nhỏ giặc giã liên miên, đi chăn trâu kiếm sống nên đâu có học hành suôn sẻ như người ta”. Lại có chuyện hắn check mail hoài huỷ không được, tưởng là máy tính bị nhiễm virus. Ai dè, hồi lâu mọi người mới hiểu ra là hắn nhập mật khẩu của mình bị… sai lỗi chính tả, không nhận mail được là phải rồi ! Tôi thì bảo với mọi người, nếu khi nào thấy trang web hay blog của Khả mà câu chữ trơn tru, sạch nước cản thì y như rằng… mấy tay hacker đã xâm nhập bất hợp pháp !
Nói cho vui vậy chớ tôi cũng như anh em văn phòng vẫn chưa quen việc mình mất đi một tay cộng sự, một đồng nghiệp, một thằng em vô cùng dễ thương. Có tiếng là tay nhiếp ảnh gia có hạng với người trong giới khắp vùng Nam, Bắc mà chưa đồng nghiệp nào thấy hắn chảnh bao giờ. Ai xin hình hoặc nhờ vả gì cũng thấy hắn xăng xái, tận tâm. Giở lại kho tư liệu ảnh hắn để lại mới thấy sức làm việc của hắn đáng nể vô cùng.
Nhưng điều thích nhất là Khả có một lòng nhân hậu thật sự. Chụp hình một đứa bé lang thang bán cua đồng ở Cần Thơ, tiếp một bà già Vĩnh Long đi tìm cháu mà không có tiền đăng báo, gặp con bé bán bánh bì bên bờ Bắc Cổ Chiên… lại thấy hắn lén lén móc bóp lấy tiền ra cho. Cũng chỉ có hắn mới nghĩ bày ra nhiều trò vui chơi, xin quà cho mấy đứa trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, người già… thiệt là xôm tụ. Và cũng chỉ có hắn mới khiển nổi mấy em hoa hậu, chân dài ăn mặc kín đáo đi cắt tóc, gội đầu, cắt móng tay cho mấy đứa trẻ tật nguyền. Vậy mà lâu lâu thấy không đi đâu, mấy em chân dài lại điện thoại tìm hắn tíu tít.
Nhớ hôm có sự cố sập cầu Cần Thơ. Đi chụp hình về hắn bị sốc nặng, khóc hụ hụ từ bến Ninh Kiều đến tận văn phòng. Thấy cảnh hắn bò lên từng bậc thang lầu rồi xỉu đi mà không ai chịu nổi. Tính khí của hắn là vậy.
Chuyện ra đi của hắn cũng nhiều khúc mắc. Từ bỏ một công việc ổn định, một tờ báo mà hắn yêu, một môi trường làm việc tốt, một vị trí làm nghề không phải ai cũng có được. Đánh đổi lại được gì ?
Hắn cũng không biết chuyện gì đang đợi chờ mình trước mắt.
Tôi chỉ mong với một đứa có tấm lòng nhân hậu như hắn chắc hẳn sẽ gặp được điều may mắn.
Những tôi cũng lo khi với một tâm hồn nhạy cảm như vậy liệu hắn có thích nghi được với cảnh mới, lòng người cũng mới. Và nhất là khi thiếu một môi trường làm việc hắn sẽ ra sao ?
Quá nhiều ngổn ngang cho một ngày cuối năm.
Chú Tư chở tôi ghé văn phòng, đưa cho chú Tư tờ 20 ngàn và nói chú khỏi thối. Chú lắc đầu quầy quậy không chịu nhận, phải đến khi tôi nói tôi biếu chú cuối năm chú mới thôi từ chối. Mà hồi nào tới giờ đa phần đi xe lôi, xe kéo tôi toàn gặp những người sống thiệt là tử tế - cái chuyện tử tế tưởng chừng là dễ ai dè đôi khi thiệt là hiếm hoi ở những người áo mũ xênh xang mà tôi đã gặp đâu đó trong cuộc đời.
Buồn quá !
2. Buổi chiều cuối năm 2007. Giờ này có lẽ chuyến bay chở gia đình T.C. Khả đã đến Ca li. Trưa qua là một buổi chia tay đẫm nước mắt tại phi trường sau cả một tháng trời pha trộn đủ thứ cảm xúc của anh em, của đồng nghiệp. Đứa cứng rắn như Lợi cũng phải quay mặt đi; chị Ba, Th. Trang, T. Trình khóc ràn rụa. Trên đường về ai cũng nặng trĩu cảm xúc. Chị Ba nói: “Chị không tin là lên S.G đưa chú Khả đi Mỹ. Cứ tưởng tượng như là mình về xem Duyên Dáng VN như mọi năm”. Trang thì nhớ: “Vậy là em hết nghe tiếng ảnh chạy lẹp xẹp, lẹp lên cầu thang nữa rồi”. Trình thì nói: “Nữa vô họp hành, gặp lúc căng thẳng lấy ai dám nói chuyện tiếu lâm cho đỡ khổ đây”… Tôi thì nhớ hình ảnh ba của Khả ôm bé Thức khóc ròng mà buồn không thể tả.
Nhớ cách đây đã chừng 8 năm, tôi kéo Khả về văn phòng làm việc. Khi đó, Kh. đang cộng tác với một số tờ báo khác. Nhiều người nói, quản được tay này là khó lắm đây vì cái chân hắn là chân chạy, không chịu vô khuôn phép nào cả. Tôi vẫn chấp nhận. Và sau khi hắn về văn phòng mới thấy điều… “khủng khiếp” ở hắn không phải là những gì đồng nghiệp cảnh báo. "Khủng khiếp" nhất ở chỗ hắn… viết sai lỗi chính tả đến độ kinh hoàng ! Tôi rèn hắn 8 năm nay, chuyện gì cũng OK cả, chỉ mỗi một chuyện chính tả là chào thua. Đến độ hôm nào thấy hắn nộp một bài viết hết sức trơn tru là tôi lại nhìn hắn đầy hoài nghi: “Ê ! Nói thiệt tao nghe coi. Chuyện lạ như vầy chỉ có 2 phương án: một là đạo bài người khác, hai là nhờ vợ sửa lỗi chính tả phải không”. Hắn cười lỏn lẻn bảo: “Chị thông cảm đi. Em là nạn nhân chiến tranh mừ. Hồi nhỏ giặc giã liên miên, đi chăn trâu kiếm sống nên đâu có học hành suôn sẻ như người ta”. Lại có chuyện hắn check mail hoài huỷ không được, tưởng là máy tính bị nhiễm virus. Ai dè, hồi lâu mọi người mới hiểu ra là hắn nhập mật khẩu của mình bị… sai lỗi chính tả, không nhận mail được là phải rồi ! Tôi thì bảo với mọi người, nếu khi nào thấy trang web hay blog của Khả mà câu chữ trơn tru, sạch nước cản thì y như rằng… mấy tay hacker đã xâm nhập bất hợp pháp !
Nói cho vui vậy chớ tôi cũng như anh em văn phòng vẫn chưa quen việc mình mất đi một tay cộng sự, một đồng nghiệp, một thằng em vô cùng dễ thương. Có tiếng là tay nhiếp ảnh gia có hạng với người trong giới khắp vùng Nam, Bắc mà chưa đồng nghiệp nào thấy hắn chảnh bao giờ. Ai xin hình hoặc nhờ vả gì cũng thấy hắn xăng xái, tận tâm. Giở lại kho tư liệu ảnh hắn để lại mới thấy sức làm việc của hắn đáng nể vô cùng.
Nhưng điều thích nhất là Khả có một lòng nhân hậu thật sự. Chụp hình một đứa bé lang thang bán cua đồng ở Cần Thơ, tiếp một bà già Vĩnh Long đi tìm cháu mà không có tiền đăng báo, gặp con bé bán bánh bì bên bờ Bắc Cổ Chiên… lại thấy hắn lén lén móc bóp lấy tiền ra cho. Cũng chỉ có hắn mới nghĩ bày ra nhiều trò vui chơi, xin quà cho mấy đứa trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, người già… thiệt là xôm tụ. Và cũng chỉ có hắn mới khiển nổi mấy em hoa hậu, chân dài ăn mặc kín đáo đi cắt tóc, gội đầu, cắt móng tay cho mấy đứa trẻ tật nguyền. Vậy mà lâu lâu thấy không đi đâu, mấy em chân dài lại điện thoại tìm hắn tíu tít.
Nhớ hôm có sự cố sập cầu Cần Thơ. Đi chụp hình về hắn bị sốc nặng, khóc hụ hụ từ bến Ninh Kiều đến tận văn phòng. Thấy cảnh hắn bò lên từng bậc thang lầu rồi xỉu đi mà không ai chịu nổi. Tính khí của hắn là vậy.
Chuyện ra đi của hắn cũng nhiều khúc mắc. Từ bỏ một công việc ổn định, một tờ báo mà hắn yêu, một môi trường làm việc tốt, một vị trí làm nghề không phải ai cũng có được. Đánh đổi lại được gì ?
Hắn cũng không biết chuyện gì đang đợi chờ mình trước mắt.
Tôi chỉ mong với một đứa có tấm lòng nhân hậu như hắn chắc hẳn sẽ gặp được điều may mắn.
Những tôi cũng lo khi với một tâm hồn nhạy cảm như vậy liệu hắn có thích nghi được với cảnh mới, lòng người cũng mới. Và nhất là khi thiếu một môi trường làm việc hắn sẽ ra sao ?
Quá nhiều ngổn ngang cho một ngày cuối năm.